Văn hóa bản địa là gì? Giá trị của văn hóa bản địa trong ngành du lịch?

Đời sống

Văn hóa bản địa là gì? Giá trị của văn hóa bản địa trong ngành du lịch hiện nay như thế nào? Tất cả sẽ có câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Contents

Văn hóa bản địa là gì

Nếu văn hóa là tất cả những gì không phải từ thiên nhiên mà từ con người tạo ra thì văn hóa bản địa được hiểu là văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc trong một địa phương, khu vực, vùng, miền nhất định – được chính cộng đồng sinh sống tại đó sáng tạo, tích lũy và đúc kết nên – có bản sắc riêng đặc trưng và dễ dàng phân biệt với văn hóa bản địa ở địa phương, khu vực, vùng, miền khác.

Van-hoa-ban-dia-la-gi
Văn hóa bản địa là gì

Xem thêm: Văn hóa vật thể là gì?

Văn hóa bản địa không chỉ tác động đến nếp sống và phong tục của vùng, miền, địa phương đó mà còn ảnh hưởng đáng kể đến kiến trúc thiết kế của nhiều công trình. Tuy nhiên, những tư tưởng hội nhập hiện nay đã khiến những xu thế kiến trúc ngày càng xa rời với truyền thống, văn hóa bản địa.

Giá trị của văn hóa bản địa trong du lịch?

Có thể khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa bản địa với kiến trúc công trình du lịch, nghỉ dưỡng là mối quan hệ biện chứng, cộng sinh, qua lại bổ sung và hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Nếu kiến trúc công trình du lịch – nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa bản địa, tạo cảm hứng sáng tạo nên các thiết kế kiến trúc, nội thất, họa tiết, cảnh quan, tổ chức không gian công trình… thì văn hóa bản địa theo thời gian và sự phát triển, thay đổi của xã hội và con người sẽ làm thay đổi phần nào văn hóa bản địa tại nơi đó, theo chiều hướng tích cực hơn, để kiến trúc du lịch – nghỉ dưỡng phát triển mạnh mẽ, phù hợp hơn với nhu cầu về hoạt động nghỉ dưỡng của xã hội, như đa dạng về quy mô, chức năng, phong cách…

Các công trình du lịch – nghỉ dưỡng hiện nay không chỉ mang đến giá trị về mặt nghỉ ngơi, lưu trú mà còn là sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa bản địa đặc trưng của một địa phương, trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch tìm đến. Mặt khác, những đặc trưng khác biệt của văn hóa bản địa của các địa phương, vùng miền khác nhau góp phần tạo nên những kiến trúc công trình du lịch – nghỉ dưỡng độc đáo, ấn tượng.

Ở ý nghĩa xa hơn, khi kiến trúc công trình du lịch – nghỉ dưỡng khai thác tốt những đặc trưng văn hóa bản địa sẽ đóng góp đáng kể vào mục đích giới thiệu, quảng bá các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa địa phương, từ đó góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa bản địa đó.

van-hoa-ban-dia-voi-kien-truc-cong-trinh-du-lich-nghi-duong-la-moi-quan-he-bien-chung-cong-sinh-bo-sung-va-ho-tro-nhau-cung-phat-trien
văn hóa bản địa với kiến trúc công trình du lịch, nghỉ dưỡng là mối quan hệ biện chứng, cộng sinh, bổ sung và hỗ trợ nhau cùng phát triển

Xem thêm: Trang phục truyền thống của Mỹ như thế nào?

Như vậy, một sự kết hợp tốt và hiệu quả giữa văn hóa bản địa với kiến trúc công trình du lịch – nghỉ dưỡng sẽ tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đích thực, mang đậm dấu ấn, cá tính riêng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển tốt lên của xã hội.

Trên thực tế, việc tận dụng và khai thác tốt các di sản văn hóa, biến các di sản văn hóa trở thành tài nguyên du lịch không những làm cho cư dân bản địa có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn, quản lý di sản văn hóa, còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng du lịch – dịch vụ, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư để phát triển bền vững. Thông qua du lịch, cộng đồng dân cư sẽ hiểu đúng hơn những giá trị di sản, vốn rất khó nhận ra trong đời sống thường nhật. Nhờ vậy, nhiều làng nghề truyền thống dần hồi sinh, nhiều di sản văn hóa đã được phục dựng lại, các sản phẩm văn hóa đặc thù cũng được tạo ra nhiều hơn.

Qua những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đọc đã rõ hơn văn hóa bản địa là gì, giá trị của văn hóa bản địa trong ngành du lịch hiện đại để từ đó khai thác và bảo tồn đúng cách.

Rate this post