Văn hóa vật thể là gì? Tổng hợp những di sản văn hóa được UNESCO công nhận

Tin tức

Di sản văn hóa vật thể là gì? Có vai trò và đóng góp gì cho công cuộc dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa vật thể qua bài viết dưới đây.

Văn hóa vật thể là gì?

Di sản văn hóa vật thể là các sản phẩm được dùng để chỉ các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Bao gồm:

+ Di tích lịch sử – văn hóa.

+ Danh lam thắng cảnh.

+ Di vật., cổ vật, bảo vật quốc gia.

Văn hóa vật thể tại Việt Nam
Văn hóa vật thể tại Việt Nam

Xem thêm: Văn hóa phi vật thể là gì?

Danh sách các văn hóa vật thể được UNESCO công nhận

Động phong nha kẻ bàng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
Động phong nha kẻ bàng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa

Tìm hiểu thêm: Văn hóa phục hưng là gì?

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Phong nha – Kẻ bàng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2003. Vườn quốc gia này nằm tại Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích lên đến 85,754 ha. Phong Nha – Kẻ Bàng không chỉ nổi bật bởi hệ thống hang động khổng lồ. Mà còn được biết đến với sự “hiện diện” của rất nhiều loài động vật nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.

Hoàng thành Thăng Long

Đây là một thể thống nhất của hai khu di tích khổng lồ là khu Thành cổ Hà Nội và khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diện. Khi đến tham quan tại nơi đây, du khách sẽ phần nào cảm nhận rõ nét dự thay đổi cũng như hành trình kinh tế – văn hóa – chính trị của người Việt trong suốt gần 1000 năm.

Quần thể danh thắng Tràng An

Nơi đây là sự kết hợp, giao thoa nét độc đáo của đá núi, hệ sinh thái, đồng lúa, hồ đầm,… Vào năm 2014, quần thể này đã chính thức “ghi danh” vào top di sản văn hóa thế giới. Với những đặc trưng riêng, quần thể Tràng An đang được lên kế hoạch đầu tư, phát triển trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế.

Phố cổ Hội An

Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Nếu như những di tích khác đa phần chỉ là địa điểm du lịch thì tại quần thể danh thắng này lại tồn tại “sự sống” đúng nghĩa. Cho tới ngày nay, nơi đây vẫn diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân bình thường.

Thánh địa Mỹ Sơn

Chính thức gia tăng thêm “chiều dài” danh sách di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Khu đền tháp này được phát hiện bởi M.C.Paris – một học giả người Pháp. Khu di tích này hiện đang tọa lạc tại Xã Duy Phú, Quảng Nam. Khu đền tháp được xây dựng với hơn 70 ngôi đền tháp theo lối kiến trúc đặc trưng của dân tộc Chăm – nghệ thuật kiến trúc.

Thành nhà Hồ

Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2011 – sau 6 năm đệ trình hồ sơ. Tòa thành vô cùng nổi bật với quy mô kiến trúc bằng đá độc đáo “khổng lồ” hiếm hoi.

Vịnh Hạ Long

Được “ví von” như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời được tạo ra bởi “bàn tay” vĩ đại của “Mẹ thiên nhiên”. Tại đây, hàng loạt các đảo đá, hang động được xen kẽ nhau tạo nên một không gian vô cùng hùng vĩ và huyền bí. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn được biết đến với hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng cây nhiệt đới, rạn san hô,.. vô cùng đa dạng.

Chính vì những đặc trưng riêng “hiếm có khó tìm” này, năm 1994 Vịnh Hạ Long đã chính thức “ghi tên” vào danh sách di sản văn hóa thế giới.

Quần thể di tích Cố đô Huế

Được biết tới là kinh đô một thời của Việt Nam với nhiều nét đẹp “độc nhất vô nhị”. Với tổng diện tích hơn 500ha, quần thể này “chứa đựng” hàng loạt địa điểm đền chùa, lăng tẩm, thành quách,… Năm 1993 là mốc thời gian mà Cố đô Huế được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Qua tất cả những gì chúng tôi chia sẻ về các khái niệm văn hóa vật thể, cũng như đề cập đến nền văn hóa xã hội, hay phân biệt bản sắc văn hóa hay sắc thái văn hóa, hy vọng bạn sẽ có được những kiến thức có giá trị phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu của mình.