Y đang là ngành học nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều các bạn trẻ và phụ huynh bởi đây là ngành đều thực hiện sứ mệnh cứu người. Vậy ngành Y gồm những nghề nào? Để có giải đáp chi tiết và thêm nhiều hiểu biết ngành Y, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Contents
Vì sao nên theo học ngành Y hiện nay?
Y là ngành học đào tạo những bác sĩ, y tá, y sĩ, chuyên gia Dược phẩm, đội ngũ nguồn nhân lực ngành Y nhằm điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Có rất nhiều lý do thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học ngành Y, cụ thể như:
- Có cơ hội giúp đỡ và chăm sóc người khác: Y học là một trong những nghề nghiệp mang tính nhân văn cao nhất. Nên sau khi theo học ngành Y bạn sẽ có cơ hội trực tiếp giúp đỡ và chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
- Có kiến thức sâu rộng về sức khỏe: Khi theo học ngành Y sinh viên sẽ hiểu về cấu trúc, chức năng của cơ thể, các cách phòng ngừa, điều trị bệnh tật từ đó sẽ hiểu rõ hơn về sức khỏe, cách áp dụng vào việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
- Đa dạng cơ hội nghề nghiệp: Ngành Y có bao gồm rất nhiều các lĩnh vực như: Nội khoa, nhi khoa, phẫu thuật, sản phụ, y học cộng đồng… Cơ hội việc làm rộng mở để bạn trẻ lựa chọn nghề phù hợp với năng lực của bản thân.
- Thu nhập cao: Y học được đánh giá là ngành có mức thu nhập cao, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, địa điểm làm việc.
- Có cơ hội làm việc ở nước ngoài: Thế giới ngày càng toàn cầu hóa, xã hội phát triển nên sau khi sở hữu bằng cấp ngành Y sẽ có cơ hội làm việc tại nhiều quốc gia khác đang thiếu hụt nguồn nhân lực ngành Y.
Mặc dù vậy ngành Y đòi hỏi người học cần có sự kiên nhẫn, ham học hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn để theo học và phát triển ngành Y nhiều hơn trong tương lai.
Ngành Y gồm những nghề nào?
Ngành Y là lĩnh vực rộng lớn, đa dạng và nhiều nghề nghiệp khác nhau trong lĩnh vực Y học. Một số nghề phổ biến trong ngành Y như:
- Bác sĩ chuyên khoa: Bác sĩ chuyên khoa là những chuyên gia có kiến thức sâu rộng trong một lĩnh vực cụ thể của y học như nội khoa, ngoại khoa, phẫu thuật, hoặc sản phụ khoa. Cơ hội việc làm cho bác sĩ chuyên khoa thường rất cao, đặc biệt là ở các bệnh viện lớn và các cơ sở y tế.
- Y tá: Y tá đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chăm sóc và hỗ trợ cho bệnh nhân trong các bệnh viện, phòng khám và cơ sở y tế khác. Cơ hội việc làm cho y tá cũng rất phong phú và có thể có ở nhiều lĩnh vực khác nhau của y học.
- Dược sĩ: Dược sĩ là những chuyên gia về thuốc và dược phẩm, họ cung cấp tư vấn về thuốc và quản lý việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Cơ hội việc làm cho Dược sĩ có thể có ở các cơ sở y tế, nhà thuốc hay những công ty Dược phẩm
- Chuyên gia hình ảnh Y học: Chuyên gia hình ảnh y học thực hiện và đánh giá các hình ảnh y học như siêu âm, tia X và MRI để giúp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tật. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực này cũng rất đa dạng và có thể có ở các bệnh viện, phòng khám và trung tâm hình ảnh y học.
- Nha sĩ: Nha sĩ chuyên về chăm sóc sức khỏe miệng và điều trị các vấn đề về răng và lợi. Cơ hội việc làm cho nha sĩ có thể có ở các phòng khám nha khoa, các trung tâm y tế và các bệnh viện.
- Chuyên gia y tế công cộng: Chuyên gia y tế công cộng là những chuyên gia làm việc trong các tổ chức y tế công cộng hoặc cơ quan chính phủ để nghiên cứu, phòng ngừa và kiểm soát các bệnh tật trong cộng đồng. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực này ngày càng tăng lên, đặc biệt là với sự gia tăng của các vấn đề y tế công cộng toàn cầu.
- Nhân viên sản xuất Dược phẩm tại các nhà máy, xí nghiệp và thực hiện công việc trong toàn bộ quy trình sản xuất Dược. Tại Việt Nam để trở thành nhân viên sản xuất Dược phẩm không bắt buộc có bằng cấp Đại học mà có thể là học xong hệ Cao đẳng tại các trường có chương trình đào tạo ngành Dược uy tín như: Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn…
- Giảng viên Y – Dược: Đây là những người thực hiện công tác trực tiếp giảng dạy sinh viên ngành Y Dược tại những cơ sở đào tạo ngành Y trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên để trở thành giảng viên giảng dạy lĩnh vực này cần phải có nền tảng kiến thức vững chắc, nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc, cùng với đó niềm đam mê, nhiệt huyết trong truyền đạt kiến thức cho thế hệ tương lai.
>> Tìm hiểu thêm: Ngành Y sĩ đa khoa để có thêm thông tin hữu ích về ngành nghề.
Ngành Y bao gồm nhiều ngành nghề chăm sóc sức khỏe, bao gồm Bác sĩ, Y tá, Dược sĩ, Nha sĩ… Tất cả những ngành nghề này đều rất cần thiết đối với phúc lợi và sức khỏe của người dân Việt Nam, đặc biệt có vai trò quan trọng khi dân số đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, đồng thời tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều.
Mặc dù phải trải qua quá trình đào tạo lâu dài và đòi hỏi khắt khe, nhưng nhiều sinh viên vẫn bị thu hút bởi ngành Y Dược do tiềm năng về mức lương cao và ổn định của ngành này. Tại Việt Nam hiện nay có nhiều những cơ sở Đại học đào tạo ngành Y, bên cạnh đó nhiều Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng đào tạo lĩnh vực Y Dược, tuy nhiên vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngành này.
Ngoài ra còn nhiều nghề nghiệp khác về ngành Y mà chưa được liệt kê ở trên. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên bạn đọc đã có giải đáp cho thắc mắc: Ngành Y gồm những nghề nào? Có thể thấy rằng ngành Y có nhiều cơ hội phát triển tuy nhiên nên lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân.