Văn hóa nhà trường là gì và ý nghĩa tới giáo dục

Giáo dục

Nơi nào có tổ chức là nơi đó sẽ có văn hóa. Văn hóa tạo nên tác phong sống và làm việc trở nên mạnh mẽ và phát triển hơn. Cùng tìm hiểu văn Văn hóa nhà trường là gì và ý nghĩa của tới giáo dục qua bài viết dưới đây.

Contents

Văn hóa nhà trường là gì?

Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị,chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.

Van-hoa-nha-truong-la-gi
Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin

Xem ngay: văn hóa uống rượu để biết thêm thông tin

Văn hoá nhà trường có đầy đủ đặc tính của văn hoá tổ chức song nó có những đặc trưng riêng. Văn hoá nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý… bầu không khí tâm lý. Thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử… được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận.

Ý nghĩa văn hóa nhà trường trong giáo dục

Văn hoá là một thứ tài sản lớn của nhà trường

Nhà trường là nơi bảo tồn vào lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại; Nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hoá cho tương lai; Nhà trường là nơi con người với con người (người dạy với người học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn hoá, dựa trên những phương tiện văn hoá, trong môi trường văn hoá đại diện cho mỗi vùng, miền, địa phương.

Văn hoá nhà trường tạo động lực làm việc

Văn hoá nhà trường giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm; Văn hoá nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vuivẻ, lành mạnh.

Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người; Văn hoá nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường.

Văn hoá nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát

Văn hóa nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên. Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa tổ chức là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.

Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột

Van-hoa-nha-truong-la-gi
Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột

Click ngay: văn hóa uống trà của người Việt để biết thêm thông tin

Văn hóa nhà trường giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối,tạo ra những dư luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức.

Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; và, khi xung đột là không thẻ tránh khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.

Văn hóa nhà trường mang lại những giá trị rất cao. Vì vậy văn hóa luôn cần được duy trì và phát huy hơn nữa.

4.5/5 - (2 bình chọn)