Sự khác nhau đặc trưng trong văn hóa dùng đũa ở một số nước Châu Á

Đời sống

Chắc hẳn đối với mỗi người dân Việt Nam thì đũa không còn là một vật dụng xa lạ trong mỗi bữa cơm hàng ngày. Không chỉ vậy, đây cũng là một vật dụng quen thuộc trong đời sống ẩm thực của nhiều quốc gia Châu Á, tuy nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những cách dùng và văn hóa dùng đũa riêng biệt mang nét đặc trưng riêng của quốc gia đó.

Văn hóa dùng đũa của người Việt

Nếu là một người Việt Nam truyền thống hay đơn giản là thích tìm hiểu văn hóa truyền thống của đất nước mình thì không ai là không biết văn hóa dùng đũa chính là thể hiện sự quan tâm, chia sẻ một cách tinh tế của người dân Việt. Đặc biệt trong những bữa cỗ truyền thống, để bắt đầu bữa ăn, thay vì gắp cho mình trước tiên thì người Việt thường dùng đôi đũa sạch để gắp đồ ăn mời một vòng quanh mâm.

Không chỉ thế, trong mỗi bữa ăn hàng ngày, nếu muốn tiếp đồ cho người khác thể hiện sự quan tâm thì người ta thường phải đảo đầu đũa trước khi gắp. Qua đó, có thể thấy rằng văn hóa dùng đũa của người Việt cũng không mấy khắt khe và trẻ nhỏ thường được dạy cách dùng đũa từ 5-6 tuổi.

Kết quả hình ảnh cho Văn hóa dùng đũa của người Việt

Văn hóa dùng đũa của người Việt thể hiện sự quan tâm, chia sẻ một cách tinh tế

Bên cạnh đó, trong văn hóa dân gian, người Việt thường có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy, người ta quan niệm rằng không được gõ đũa bát trong bữa ăn bởi như vậy dễ khiến ma đói quấy nhiễu. Không chỉ thế, để giữ phép lịch sự, trong bữa ăn của người Việt, khi ăn không được tạo nên tiếng động bát động đũa gây ồn ào hay nhai tóp tép,… Ngoài ra, cũng giống như một số nước Á Đông, người ta kiêng không chống thẳng đôi đũa trong bát cơm vì đó được coi là điềm gở, gắn liền với hình ảnh không mấy may mắn của…bát cơm cúng.

Ở nước ta, miền Bắc và miền Nam cũng có sự khác nhau về đũa. Đũa ở miền Bắc thường được làm từ tre, còn ở miền Nam được làm từ gỗ dừa. Đặc biệt, đũa truyền thống của Việt Nam thường có hình dạng thân tròn và để mộc, không trang trí hay sơn quét gì và đầu đũa thông thường cũng không để quá nhỏ.

Hàn Quốc với văn hóa dùng đũa riêng biệt

Đến với đất nước Hàn Quốc, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt từ hình dáng đến phong cách dùng đũa. Đũa của người Hàn thường có thân dẹt và được làm từ kim loại. Trong bữa ăn của người Hàn Quốc, người ta thường chỉ dùng đũa, thìa để gắp hoặc múc chứ không bao giờ cầm bát lên như người Việt. Không chỉ thế, họ không bao giờ cầm thìa, đũa cùng một tay hay khi muốn gắp thức ăn từ đĩa đồ ăn chung, cần đảm bảo đôi đũa phải sạch sẽ.

Hình ảnh có liên quan

Hàn Quốc với nét văn hóa dùng đũa khá riêng biệt

Chỉ riêng sự khác biệt trong cách dùng đũa cũng cho thấy đời sống của người Hàn mang nét đặc trưng khá riêng biệt và độc đáo, thể hiện phong cách khó có thể nhầm lẫn được.

Thái Lan và văn hóa dùng đũa mang nét giao thoa sâu sắc

Trong đời sống ẩm thực của người Thái Lan, đũa vẫn được dùng như một dụng cụ trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ngày nay, do sự giao thoa văn hóa Đông – Tây khá sâu rộng, người Thái thường dùng nĩa và thìa nhiều hơn so với dùng đũa.

Khi ăn cơm hay ăn mỳ thì người ta vẫn dùng đũa, tuy nhiên, nĩa và thìa được dùng nhiều hơn hẳn trong các bữa ăn của người Thái.

Nếu như nhiều người Thái vẫn theo văn hóa truyền thống dùng đũa để gắp và ăn thức ăn thì văn hóa dùng đũa được chú trọng hơn cả chính là dùng đũa để gắp thức ăn cho vào bát và sử dụng thìa để ăn, bạn quan tâm đến Phật giáo thì có lẽ đây là văn hóa quen thuộc không thể thiếu trong bữa ăn của nhà chùa.

Ở Thái Lan, loại đũa được dùng phổ biến thường là đũa dùng một lần hoặc đũa nhựa.

Hy vọng rằng bài viết có thể giúp bạn có những khám phá thú vị về văn hóa dùng đũa mang nét đặc trưng riêng của mỗi quốc gia Châu Á.

Rate this post