top-di-san-van-hoa-phi-vat-the-unesco-cong-nhan

Top di sản văn hóa phi vật thể Unesco công nhận

Tin tức

Việt Nam là quốc gia có khá nhiều di sản văn hóa phi vật thể Unesco công nhận là sản phẩm tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân có giá trị lịch sử, văn hóa, thể hiện bản sắc của cộng đồng.

Di sản văn hóa phi vật thể không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Contents

Những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận của Việt Nam

Việt Nam có 11 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh là di sản thế giới. 2 di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và có 9 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến có mặt nhiều nhạc khí cung đình chơi trong đám cưới hay đám tang, các lễ hội tôn nghiêm khác của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.

Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn. Theo đánh giá của UNESCO, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất.

nha-nhac-cung-dinh-hue-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua-nhan-loai

Nhã nhạc cung đình Huế – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” năm 2005. Năm 2008, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên là 17 dân tộc thiểu. Hiện tại ở Tây Nguyên, gồm các bộ phận Cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước

Lễ hội cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn và phát huy một cách tốt nhất giá trị của di sản này vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách.

Dân ca Quan họ

Dân ca quan họ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2009. Dân ca Quan họ được hình thành ở vùng Kinh Bắc xưa là một trong số những làn điệu dân ca phổ biến của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc nước ta.

Dân ca Quan họ nổi bật bởi thể hiện được “cái tình” của người hát gắn với lối ứng xử chân tình, khéo léo, là làn điệu mời nước, mời trầu. Các làn điệu quan họ thường gắn liền với các liền anh, liền chị mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Liền anh mặc áo dài 5 thân, liền chị lại gắn liền với áo dài lồng vào cùng chiếc nón quai thao.

hinh-anh-cua-quan-ho-chan-tinh-nong-tham

Hình ảnh của Quan họ chân tình, nồng thắm

Ca trù

Ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Khác với quan họ, ca trù là dạng nghệ thuật biểu diễn như thể truyện, thể ngâm, hát nói. Trải qua quá trình phát triển thăng trầm Ca Trù Việt Nam đã đạt đến trình độ thẩm mỹ cao. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Đến nay, ca trù bị mai một nhiều.

Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc, Hà Nội

Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại năm 2010. Đây là lễ hội có giá trị văn hóa, lịch sử, giá trị giáo dục lớn đối với thế hệ trẻ. Hội Gióng tổ chức hàng năm vào hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch tưởng nhớ anh hùng Thánh Gióng, người anh hùng huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương”. Đây là một trong những hội lễ lớn nhất ở đồng bằng Bắc bộ có những màn diễn xướng độc đáo thể hiện tinh thần đoàn kết tôn vinh vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng.

Hát xoan

Ngày 24/11/2011, Hát Xoan – Phú Thọ của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nguồn gốc của Hát Xoan giải thích bằng huyền thoại vào thời các Vua Hùng dựng nước.  Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng có nhạc, hát, múa được biểu diễn vào dịp đầu xuân ở vùng đất tổ Hùng Vương – Phú Thọ. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang ra sức gìn giữ di sản văn hóa này.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Tín ngưỡng này đã được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không phải một tôn giáo mà là biểu trưng của lòng sự biết ơn công của các Vua Hùng có công dựng nước Văn Lang.

Đờn ca tài tử Nam Bộ

Đờn ca tài tử Nam bộ bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19. Đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam và là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Loại âm nhạc này là loại hình nghệ thuật của đàn và ca trình diễn trong phạm vi không gian nhỏ như trong gia đình, đám giỗ, sinh nhật, tại đám cưới. Đờn ca tài tử là loại hình diễn tấu gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu.

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Dân ca giặm Nghệ Tĩnh được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại ngày 27/11/2014. Dân ca ví giặm tại Nghệ Tĩnh là một di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường. Lời ca của dân ca ví, giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc như ngợi ca đức tính thật thà giữa con người với con người.

Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 01 tháng 12 năm 2016.

Di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người Mẹ hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần được tôn vinh là “Mẫu nghi thiên hạ”.

Trên đây, giới thiệu tới bạn những di sản văn hóa phi vật thể Unesco công nhận là niềm tự hào lớn của người dân Việt Nam và chúng ta cần chung tay gìn giữ, phát triển bền vững niềm tự hào ấy.

Rate this post