Uống trà được xem như một nét văn hoá truyển thống của người Trung Quốc và là một phần không thể thiếu khi đến du lịch đất nước này. Ở Trung Quốc, trà được tôn vinh là “quốc ẩm”. Các triều đại Trung Quốc có rất nhiều tác phẩm thi hội họa và âm nhạc về trà, uống trà viết thơ và hoạt động đánh giá chất lượng trà đã trở thành hoạt động giao tiếp được văn nhân yêu thích. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về đỉnh cao văn hóa uống trà của người Trung Quốc nhé!
Contents
Nguồn gốc văn hóa uống trà của người Trung Quốc
Đọc thêm về: 4 danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam
Trà xuất hiện và thịnh hành tại Trung Hoa từ hàng nghìn năm trước đây. Theo ghi chép trong lịch sử nước này, văn hóa trà đạo ra đời vào khoảng năm 280 tại nước Ngô.
Mỗi khi có yến tiệc thì nhà vua thường bắt ép các quan uống say mới cho về. Nhưng có một vị quạn tên là Vĩ Siêu vì không uống được nhiều rượu nên vua cho người này thay rượu bằng trà. Và kể từ đó các quan đều bắt đầu dùng trà tiếp khách thay vì uống rượu.
Lịch sử uống trà của Trung Hoa là hơn 4000 năm chính vì lẽ đó uống trà được người dân ở đây liệt vào danh sách 7 thói quen không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Theo phong tục văn hóa trà đạo của người Hoa “khách đến kính trà” chén trà chính là tượng trưng cho lễ nghĩa, sự hiếu khách, trọng tình của con người nơi đây dù đó là ở nông thôn hay thành phố sang trọng đi chăng nữa.
Trong các tu viện thời Đường, các nhà sư đọc kinh và ngồi thiền, tất cả đều uống trà để sảng khoái tinh thần. Vào thời đó, tiệc trà rất phổ biến trong xã hội. Khách và chủ thể hiện tâm tư của mình trong văn hóa, thưởng trà và phong cảnh. Họ dùng trà thay rượu trong sinh hoạt một cách văn minh và tao nhã.
Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hoá thưởng thức trà của người Trung Quốc
Xem thêm: văn hóa xếp hàng của người Nhật
“Tửu mãn kính nhân, trà mãn khi nhân” (Uống rượu rót đầy thì kính khách, uống trà rót đầy thì khinh khách)
Vì rượu thường lạnh nên trong văn hóa thưởng thức trà của người Trung Quốc, khi đưa sang cho khách thì sẽ không gây bỏng nhưng trà thì lại hoàn toàn khác vì trà mời khách luôn là trà nóng. Nếu ly trà rót đầy thì khi khách cầm vào sẽ rất nóng tay, dễ gây bỏng. Có khi vì bị bỏng mà tuột tay khiến ly trà rơi xuống đất vỡ tan tành, khiến khách khó xử.
“Tiên tôn hậu ti, tiên lão hậu thiếu” (Mời bề trên trước mời bề dưới sau, mời kẻ lớn trước, mời kẻ nhỏ sau)
Trong văn hóa thưởng thức trà của người Trung Quốc, lần châm trà đầu tiên phải theo thứ tự từ lớn đến nhỏ để châm. Đối phương khi được người khác châm trà, phải có phản ứng hồi kính, nếu người thưởng trà là bề trên thì họ sẽ dùng ngón trỏ gõ nhẹ xuống bàn cái biểu thị cám ơn. Nếu là người cùng thứ bậc hoặc nhỏ hơn sẽ dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ nhẹ 2 lần xuống bàn biểu thị cảm ơn.
Lúc kính trà trừ việc phân thứ bậc đối xử, tuân theo từng bước một, còn phải kính khách trước rồi mới đến người nhà.
“Cường binh áp chủ, hưởng bối sát bàn” (Khách lấn áp chủ, kéo lê tách trà trên khay)
Khách bưng ly thưởng trà không được tùy tiện kéo lê ly trà trên khay trà, thưởng xong trà thì phải đặt ly xuống nhẹ nhàng, không được đặt ly phát ra tiếng động, nếu không sẽ bị xem là “cường binh áp chủ” hoặc “có ý khiêu khích”.
Uống trà cau mày sẽ biểu thị sự chê bai. Khách khi uống trà không được cau mày, vì cau mày sẽ bị xem là hành động cảnh báo dành cho gia chủ. Nếu gia chủ phát hiện khách cau mày, sẽ cho rằng khách đang chê trà không ngon, không hợp khẩu vị.
“Đầu xung tước tích, nhị xung trà diệp” (Nước trà lần đầu nên bỏ đi, nước trà lần hai mới có thể mời khách)
Khi gia chủ pha trà, lần pha đầu tiên phải bỏ đi không được uống. Vì nước trà ở lần pha đầu có nhiều tạp chất, không nên uống. Chính vì vậy mà người Trung Hoa có câu “Đầu xung tước tích, nhị xung trà diệp”, nếu để khách uống nước trà ở lần pha đầu tiên sẽ bị xem là hiếp đáp người ta.
“Tân khách hoán trà” khi mọi người đang thưởng trà thì có khách mới đến, gia chủ phải nghênh đón, lập tức đổi trà, nếu không sẽ bị xem là tiếp khách không chu đáo.
“Ám hạ trục khách lệnh” (Ám hiệu muốn đuổi khách đi)
Người Trung Hoa vốn nhiệt tình hiếu khách, mỗi lần thưởng trà đều dùng trà đậm mời khách. Nhưng có lúc vì quan hệ công việc cá nhân mà nếu tiếp khách tán gẫu quá lâu sẽ dẫn đến chậm trễ hoặc gia chủ sẽ cố ý nói chuyện không ăn khớp với khách, ám hiệu “tiễn khách” đi.
Khách đến thăm vào ban đêm ảnh hưởng đến gia chủ, gia chủ cố ý không đổi nước trà mới, khách sẽ cảm nhận được “ám hạ trục khách lệnh” của gia chủ, họ sẽ đứng dậy cáo từ, nếu không sẽ chọc giận gia chủ.
Bài viết trên đây đã cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về đỉnh cao văn hóa uống trà của người Trung Quốc. Đối với người dân Trung Quốc, trà có ý nghĩa và có vị trí đặc biệt quan trọng trong lòng của họ. Vì dù cho chúng ta ở thời điểm nào trong năm, những lúc vui vẻ hay khó khăn trong cuộc sống thì chỉ cần họ được ở bên tách trà ấm áp cùng bạn bè và người thân chuyện trò, chia sẻ thì những niềm vui sẽ được nhân đôi và những khó khăn sẽ được giải quyết một cách trọn vẹn nhất.