Dù trải qua rất nhiều biến đổi không ngừng của các cuộc phát triển kinh tế nhưng Hàn Quốc vẫn giữ cho riêng mình những nét văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc luôn được duy trì với nhiều nét đặt trưng rất riêng. Với những người trước khi đến thăm Hàn Quốc, việc chuẩn bị sẵn những kiến thức cơ bản về văn hóa của xứ sở Kim Chi là một điều vô cùng cần thiết. Vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các quy tắc trong văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Hiểu rõ quy tắc vai vế
Người Hàn Quốc rất coi trọng vai vế (tuổi tác, cấp bậc,..). Điều này thể hiện rõ nhất qua cách xưng hô vì vậy đối với nhiều du học sinh mới sang sẽ còn bỡ ngỡ. Không chỉ phân rõ vai vế trong cuộc sống hàng ngày, làm việc mà trong bàn rượu họ cũng phân biệt vai vế qua:
Vị trí ngồi: Người có vai vế lớn trong nhóm sẽ được ngồi ở vị trí quan trọng, trung tâm thường là hướng từ cửa vào. Để thể hiện sự tôn trọng của mình với các tiền bối, các hậu bối sẽ để các tiền bối ngồi sau đó họ mới ngồi.
Người rót rượu: Người có cấp bậc thấp hơn sẽ là người rót rượu cho người bề trên và sẽ không để cốc của tiền bối bị trống.
Cách rót rượu đúng
Đọc thêm về: văn hóa uống trà của người Việt
Văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc có rất nhiều điều khác so với Việt Nam. Khi rót rượu cho người lớn, cấp trên, bạn cần phải dùng cả 2 tay. Sử dụng tay phải để cầm chai rượu lên và dùng tai trái đỡ tay cầm rượu đó là cách thể hiện sự kính trọng với người lớn tuổi hơn mình.
Đây là hành động được bắt nguồn từ xa xưa khi mặc áo Hanbok áo tay dài vì vậy để ống tay áo không chạm vào thức ăn thì họ thường phải đỡ hoặc kéo ống tay áo đó. Ngoài ra, lượng rượu khi rót phải đúng, không được quá ít hay quá nhiều để tránh tình trạng người nhận mất hứng. Do đó, lượng rượu rót khoảng 70-80 % là hợp lý.
Cách nhận rượu
Đối với người hậu bối khi được tiền bối mời rượu thì họ thường sẽ đỡ chén bằng hai tay để thể hiện sự trân trọng tình cảm với bậc tiền bối. Bạn cũng nên lưu khi khi cụm ly với người lớn tuổi hơn mình. Khác với bạn bè bạn có thể chạm ly ngang bằng, với các tiền bối khi chan ly với họ thì ly của bạn cần đặt thấp hơn với ly của họ.
Tuy đó cũng chỉ là một hành động tiểu tiết nhưng cũng là điểm mà cấp trên, tiền bối sẽ đánh giá thái độ của bạn. Chính vì vậy hãy cẩn thận để không bị mất lòng với cấp trên nhé!
Không phải bạn nào cũng có thể uống được rượu, tuy nhiên không vì thế mà từ chối khi tiền bối ngỏ lời mời nhé vì đó là hành động bất lịch sự. Trong tình huống đó, bạn vẫn nên nâng ly lên để cụm ly với họ và nhấm môi nhẹ. Nếu có bị hỏi lý do không uống hết thì mới nói ra lý do chứ không nên từ chối thẳng thừng nhé vì sẽ làm các tiền bối, cấp trên mất hứng.
Xoay người về hướng khác khi uống rượu
Xem thêm: 4 danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam
Khi uống rượu, người Hàn thường hướng về hướng khác. Đây là cách mà họ thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi hơn mình. Bạn nên lưu ý vì nếu không làm vậy thì người hơn tuổi sẽ coi đó là hành động bất kính, không biết điều.
Không bỏ đá vào rượu
Trong các cuộc tụ tập dù lớn hay nhỏ thì loại rượu luôn được người Hàn yêu thích có lẽ loại soju. Với hương vị không quá gắt, nồng độ không quá cao nên nhiều người Hàn dù là nam hay nữ cũng thích uống soju.
Đặc biệt người Hàn thường thích uống rượu được ướp lạnh vì khi uống vừa cảm nhận được đúng vị của rượu thêm chút lạnh lạnh thì rất đã. Việc uống rượu lạnh khác với uống rượu với đá vì người Hàn cảm thấy uống rượu với đá thật nhạt nhẽo mà lại làm mất hương vị của nó.
Đi tăng hai
Người Hàn Quốc khá thích việc hát hò, karaoke cho dù hát hay hay không hay thì họ vẫn sẽ hát. Chính vì thế, sau cuộc nhậu, người Hàn thường sẽ rủ nhau đi tiếp tăng hai đến các quán karaoke để hát hò, nhảy múa cùng nhau.
Trên đây là các quy tắc trong văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc. Uống rượu dần dần trở thành nét văn hóa trong cuộc sống hàng ngày của người Hàn Quốc. Dù trong bất kỳ bữa tiệc lớn hay nhỏ thì họ đều nâng ly với nhau để thể hiện tinh thần đoàn kết. Mặc dù có nhiều quy tắc khi uống rượu với tiền bối nhưng người Hàn vẫn luôn vui vẻ tiếp nhận bởi đó là cách thể hiện sự tôn trọng với những tiền bối của mình.