duoc-lieu-viet-nam-co-hi-vong-de-tien-xa-hon

Dược liệu Việt Nam có hi vọng để tiến xa hơn?

Tin tức

Việt Nam là quốc gia phong phú về dược liệu của khu vực và thế giới. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cha ông ta cũng đã phát hiện được kho tri thức khổng lồ về dược liệu và y học cổ truyền dân gian hay. Dược liệu Việt Nam có hi vọng để tiến xa hơn?

Contents

Dược liệu Việt Nam đa dạng thế nào?

Trong những năm gần đây nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao, theo đó các ngành nghề về chăm sóc sức khỏe cũng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn trước. Dược liệu theo đánh giá của Bộ Y tế, Việt Nam là quốc gia phong phú về nguồn dược liệu. Theo thống kê của Cao đẳng dược TPHCM cả nước đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc, 408 loài động vật trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm như: Sâm Ngọc Linh, ba kích, châu thụ, ngân đằng, thông đỏ…

Thống kê của Viện Dược liệu cho thấy, y học cổ truyền với gần 1.300 bài thuốc dân gian. Đây là điều kiện để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp dược liệu. Hiện nước ta có một nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, phục vụ công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên, đa phần các công ty sản xuất dược liệu của Việt Nam hiện phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là một nghịch lý vẫn đang tồn tại trong ngành sản xuất dược liệu của chúng ta. Bên cạnh đó, việc nuôi trồng, chế biến dược liệu chưa tương xứng với tiềm năng, tuy có nguồn lực nhưng vẫn phát triển tự phát.  Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú nhưng vẫn phải nhập khẩu cây thuốc về thông qua các cửa khẩu như Lạng Sơn, Lào Cai. Dược liệu chủ yếu được nhập khẩu, một số loại dược liệu nhập qua đường tiểu ngạch có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với trong nước. Tuy nhiên, việc nhập khẩu đang tồn tại những nghịch lý không thể kiểm soát được nguồn gốc. Trong khi đó, dược liệu của Việt Nam lại được xuất đi với giá thành cao hơn giá nhập. Dược liệu từ nước ngoài có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với trong nước, việc khai thác dược liệu tự nhiên không đi đôi với bảo tồn đã làm cho tài nguyên này ngày càng cạn kiệt. Vấn đề trồng cây dược liệu chưa áp dụng theo tiêu chuẩn nuôi trồng nên năng suất và chất lượng thấp, ủ yếu là do kinh nghiệm mang tính trồng tự phát.

duoc-lieu-viet-nam-phong-phu-nhieu-chung-loai

Dược liệu Việt Nam phong phú nhiều chủng loại

Tồn tại những nghịch lý trên bởi chất lượng của dược liệu. Việc nhập khẩu dược liệu hiện rất khó kiểm soát qua đường tiểu ngạch về chất lượng. Có những loại nhìn bề ngoài đẹp nhưng thực tế thì đã bị rút hết các hoạt chất có lợi. Hiện nay, giống dược liệu khá khan hiếm và có giá thành cao. Điều này đang là trở ngại lớn trong việc phát triển cây dược liệu ở nhiều địa phương. Việc đầu tư giống, phân bón, màng che có thể lên tới cả trăm triệu đồng.

Nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, đa dạng

Theo Cục Quản lý Y dược cổ truyền, có nhiều loài có tiềm năng khai thác tạo 5.000 loài cây và nấm làm thuốc phục vụ nhu cầu thị trường. Theo kết quả điều tra nhóm loài cây dược liệu có tiềm năng khai thác như: diếp cá, cẩu tích, lạc tiên, rau đắng đất. Đặc biệt, Việt Nam sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như ba kích, châu thụ, ngân đằng, sâm Ngọc linh.

Cộng đồng dân tộc Việt Nam đã tích lũy được nguồn tài nguyên dược liệu, trong sử dụng các loại cây làm thuốc góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức khổng lồ. Ngành y tế đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời. Sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước.

Sau gần 30 năm thực hiện, bảo tồn, khai thác và phát triển đến nay, ngành y tế đã duy trì mạng lưới bảo tồn nguồn gen tại 7 vùng sinh thái gồm:

  • Vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa)
  • Vùng Tây Nguyên (Đà Lạt)
  • Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên)
  • Vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội)
  • Vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo)
  • Vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai)
  • Vùng Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh)

Ngành đã lưu giữ và bảo tồn 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc, 30% nguồn gen được đánh giá chi tiết về các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển,100% các nguồn gen bảo tồn được đánh giá ban đầu. Hiện đã có 11 cây dược liệu được trồng theo nguyên tắc Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc. Đặc biệt, bao gồm trinh nữ hoàng cung, actiso, đinh lăng, diệp hạ châu đắng, cỏ nhọ nồi, tần dày lá, bìm bìm biếc, rau đắng đất, dây thìa canh, chè dây và kim tiền thảo tiêu chuẩn “” (GACP-WHO).

Định hướng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam

  • Quy hoạch và dành quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp nhằm mục đích để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất các thuốc
  • Phát triển vùng trồng dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn như đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, giải pháp về thể chế, pháp luật, khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo, hợp tác và hội nhập quốc tế; thông tin và truyền thông, kiểm soát thị trường thuốc, dược liệu.
  • Đầu tư phát triển vùng trồng, vùng khai thác, chế biến dược liệu của Việt Nam, tiếp tục thúc đẩy đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thuốc
  • Sản xuất hàng hóa quy mô lớn; tăng đầu tư cho chương trình bảo tồn, phát minh còn bản quyền, thuốc chuyên khoa đặc trị phát triển nguồn gen cây thuốc
  • Đánh giá chất lượng nguồn gen và chọn tạo giống cây thuốc thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc xin đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
  • Chú trọng đầu tư, phát triển chương trình hóa dược
  • Huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất thuốc trong nước
  • Sản xuất nguyên liệu làm thuốc phục vụ sản xuất thuốc trong nước
  • Sản xuất thuốc nhượng quyền, chuyển giao công nghệ sinh phẩm y tế và các sản phẩm từ dược liệu.
  • Tổ chức thực hiện ít nhất 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập ngoại
  • Tập trung vào các hoạt động nghiên cứu phát triển, sản xuất vắc xin đa giá
  • Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc có giá trị kinh tế cao
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại, nghiên cứu chiết xuất dược liệu công nghệ cao
  • Bào chế, sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ một số dược liệu đặc hữu có giá trị kinh tế cao trong nước
  • Phát triển các sản phẩm quốc gia từ dược liệu Việt Nam

Một số cách học Dược liệu nhanh thuộc

Môn Dược liệu là bộ môn quan trọng đối với ngành Dược học. Do đó, người học cần có phương pháp học tập phù hợp. Môn này có khá nhiều kiến thức cần phải nhớ.

Hiểu những gì mình đang học

Để học bài thuộc nhanh và nhớ là bạn cần phải hiểu được những gì mình đang học. Khi hiểu được bản chất vấn đề, bạn có thể biến nội dung bài học theo ý hiểu của mình để tiếp thu dễ dàng nhất. Dành thời gian để đọc lướt qua nội dung, các đề mục, tiêu đề.

  • Gạch đầu dòng các ý chính của bài, những chỗ nào cần lưu ý.
  • Ghi chú lại những phần chưa hiểu để hỏi người bạn học hoặc những người có chuyên môn.

Liên hệ kiến thức học với thực tiễn

Đây là việc rất quan trọng với sinh viên ngành Dược, cách học tốt ngành Dược chính là học lý thuyết song song với thực hành. Dù bạn học giỏi lý thuyết nhưng sinh viên cần có thời gian thực nghiệm, kkhả năng thực hành kém cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến công việc sau này. Ngoài những lý thuyết, các công thức và tên thuốc sẽ trau dồi được năng lực chuyên môn và học nghề tốt hơn. Việc vừa học vừa liên hệ thực tế là cách học Dược liệu nhanh thuộc hơn cả. Việc học việc trực tiếp tại quầy thuốc không chỉ giúp sinh viên nhớ tên thuốc mà còn biết cách xử lý các tình huống cụ thể. Ngoài ra cũng học hỏi được các kinh nghiệm thực tế từ các dược sĩ đồng nghiệp mà trong chương trình học hay sách giáo khoa không có.

lien-he-kien-thuc-hoc-voi-thuc-tien-de-hoc-thuoc-nhanh-hon

Liên hệ kiến thức học với thực tiễn để học thuộc nhanh hơn

Ghi chép bài học đầy đủ

Việc các bạn ghi chép nội dung bài học đầy đủ, nhất là những phần bài thầy cô giảng ngoài giáo trình giúp bạn có nguồn tư liệu phong phú hơn. Việc các bạn ghi chép là phương pháp học tập giúp sinh viên ngành Dược ghi nhớ bài vừa nhanh khả năng tập trung cao. Bạn chỉ nên ghi những nội dung trọng tâm, để có đủ thời gian hiểu bài. Ngoài ra, nếu có phần nào không hiểu nên hỏi lại giáo viên ngay lúc đó bạn nên ghi chép lại 2 đến 3 lần điều đó cũng giúp bạn nhớ lâu hơn.

Tóm tắt các ý chính ra giấy

Thay vì học thuộc lòng cả một bài học dài về tên dược liệu thì bạn nên học kiểu tóm tắt và học theo hệ thống các ý chính sẽ giúp sinh viên hiểu bài và ghi nhớ lâu hơn. Với việc tóm tắt các ý chính, bạn sẽ nắm được 50% nội dung bài học. Việc ghi chép theo hệ thống ý cũng giúp ích trong trường hợp bạn chẳng may bị quên giảm thiểu được tối đa các nội dung cần phải nhớ

Dạy lại cho người khác

Việc giảng lại cho người khác cũng là phương pháp học rất hiệu quả, sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn rất nhiều. Việc chia sẻ kiến thức cũng giúp nhóm tiếp thu nhanh hơn tự học một mình. Đây cũng là cách để bạn nhớ lại kiến thức và truyền tải theo cách logic của mình.

Phương pháp học tập này được các bạn sinh viên ngành Dược áp dụng rất thành công để chia sẻ kiến thức giúp nhau học tập tốt hơn. Vì vậy, các bạn không nên ngần ngại chia sẻ cho bạn mình các kiến thức mình có được.

Sử dụng công nghệ trợ giúp

Hiện nay, công nghệ và Internet phát triển, nhờ công nghệ trợ giúp sẽ là một trong những cách thông minh nhất giúp bạn thành công trong việc học. Bạn có thể học thuộc toàn bộ thông tin tên thuốc, cách sử dụng để tra cứu trên điện thoại hoặc máy tính. Cách học tốt ngành Dược này giúp bạn có thể ghi nhớ tên thuốc được nhanh hơn và tiết kiệm được thời gian học bài.

Rate this post