Hiện nay tầng lớp thế hệ trẻ đang dành nhiều sự quan tâm đến âm nhạc Hàn Quốc với nhiều những idol nam thanh nữ tú cùng các giai điệu độc đáo. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều những thông tin về nền văn hóa âm nhạc Hàn Quốc.
Contents
Từ năm 1145 vào triều đại Ba Vương Quốc nền âm nhạc truyền thống Hàn Quốc được bắt đầu. Dòng nhạc này có tên gọi truyền thống là Kugak và nhạc cụ nổi bật trong giai đoạn này là Kayagum và Komungo đều là những nhạc cụ hai dây.
Đến năm 1392 – 1897 vào triều đại Joseon nền văn hóa Kugak bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc và được chia thành hai loại, cụ thể như:
Jeongak: Loại hình này sẽ dành cho quý tộc và thường được biểu diễn trong những buổi lễ hoặc tiệc trong cung vua.
Minsokak: Loại hình âm nhạc này được sử dụng phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên trong lĩnh vực này tiếp tục được chia thành 3 thể nữa: Pansori, Pungmul Nori và Minyo ( hay gọi là dân ca). Sau thời gian này chỉ còn thể loại Pansori tiếp tục tồn tại và dần trở thành nền âm nhạc tiêu biểu của Hàn Quốc trong thời kỳ đó.
Sau khi Nhật đô hộ bán đảo Hàn Quốc và triều đại Joseon kết thúc tại đây, điều này cũng tạo điều kiện cho văn hóa âm nhạc Châu Âu du nhập vào đất nước ngày. Nhằm hạn chế nguy cơ bị đào thải âm nhạc truyền thống đã dần kết hợp với âm hưởng Châu Âu.
Đến năm 1900, thể loại Pansori dần xuất hiện trở lại tại các rạp hát. Cũng theo dòng thời gian sự phân hóa của người nghe mà nền văn hóa âm nhạc Hàn Quốc cách tân ra đời và được gọi với tên là K-pop.
Sau đó theo thời gian mà nền văn hóa âm nhạc K-pop được lan truyền khắp đất nước Hàn Quốc bên cạnh đó còn nhận được sự ủng hộ đông đảo các khán giả từ trong và ngoài nước trên khắp thế giới.
Nền văn hóa âm nhạc Hàn Quốc có rất nhiều các thể loại, cụ thể như:
Đây là một những thể loại đầu tiên của văn hóa âm nhạc K-pop. Ca khúc tiêu biểu cho thể loại nhạc Trot này là Jjan-jja-ra và Eo-meo-na.
Từ Sư đoàn thứ 8 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc là thời gian thể loại nhạc Rock bắt đầu xuất hiện.
Nghệ sĩ Shin Jung – hyeon là cha đẻ của nền nhạc Rock của Hàn Quốc chính người này đã tạo nên phong cách rock rất riêng của Hàn Quốc.
Vào đầu những năm 1960 và 1970 thể loại nhạc dân ca Hàn Quốc bắt đầu phát triển. Nhưng chính quyền không ủng hộ nhiều về dòng nhạc này giống như Rock.
Đến năm 1987 bắt đầu chính sách cải cách Hàn Quốc thể loại nhạc dân ca mới dần được công nhận nhiều hơn.
Tại Seoul, Busan và Daegu thể loại nhạc Hip Hop được trở thành hiện tượng văn hóa nổi bật và được sử dụng rộng rãi.
Từ sau những năm 1990 thể loại nhạc Hip hop này dần có bước phát triển vượt bậc kể từ sau ca khúc lên top Hit của nhóm nhạc Seo Taiji.
Nhóm nhạc Seo Taiji được yêu thích bởi sự nồng nhiệt, đồng thời ca khúc này nhận được rất nhiều giải thưởng và bạn bè quốc tế hâm mộ. Đây chính là sự đánh dấu của bước phát triển vượt bậc của nền văn hóa âm nhạc Kpop.
Với âm hưởng nhạc Ballad đã thu hút rất nhiều người hâm mộ. Một số các ca khúc nổi bật trong khoảng những năm 1997 như Bản tình khúc mùa đông, Bạn gái tôi là cửu vĩ hồ …
Theo dòng thời gian thì âm hưởng nhạc đã dần đổi sang phong cách phương Tây và theo các thể loại như R&B, Rap… Trên thị trường âm nhạc Hàn Quốc hiện nay cũng đang rất thịnh hành thể loại nhạc này.
Chính sự pha trộn giữa các giai điệu, vũ đạo sẽ tạo nên hiện tượng âm nhạc và mang tầm ảnh hưởng quốc tế. Ngoài ra những lời bài hát kết hợp cùng với ngôn ngữ của cả Hàn quốc và tiếng anh đã tạo nên sức hút mãnh liệt với các thính giả là những thế hệ trẻ.
Theo đó những idol Hàn Quốc đã được nhiều người ủng hộ ở nhiều nơi trên cả nước và được mọi người săn đón.
> Xem thêm:
Văn hóa đại chúng Hàn Quốc đã tạo ra làn sóng hâm mộ trên toàn Châu Á, đặc biệt là Việt Nam.
Với các bạn trẻ Việt Nam thì làn sóng Hallyu là cụm từ không còn quá xa lạ.
Âm nhạc là một trong những lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ Việt Nam và thường những thiếu niên sẽ nằm trong độ tuổi từ 11 – 19 và tiêu thụ số lượng lớn các băng đĩa Hàn Quốc tại Việt Nam.
Trong các hoạt động giải trí của những bạn trẻ thường ưu tiên lựa chọn dòng âm nhạc Hàn Quốc cũng vì lý do này mà có rất nhiều các bạn trẻ lựa chọn sang Hàn Quốc du học và làm việc để gặp được thần tượng của chính mình.
Không chỉ dừng lại trong nước mà nền văn hóa Hàn Quốc còn lan tỏa đến nhiều đất nước khác trên toàn thế giới với nhiều những ca khúc trong các bộ phim Hàn và được phụ đề song ngữ tại nhiều quốc gia.
Chính từ sự ảnh hưởng của văn hóa thần tượng, doanh thu cho các buổi trình diễn âm nhạc có doanh thu lớn, ngoài ra có nhiều bộ phim của Mỹ cùng với những tác phẩm âm nhạc Hàn Quốc đã tạo nên hiện tượng toàn cầu như PSY nổi tiếng với bài Gangnam Style.
Bước phát triển vượt bậc của nền văn hóa Hàn Quốc đồng thời tần suất xuất hiện tại các quốc gia khác cao hơn rất nhiều.
Có thể thấy rằng nền văn hóa âm nhạc Hà Quốc có sức hút mãnh liệt và ảnh hưởng to lớn đến nền văn hóa âm nhạc của các quốc gia khác trên thế giới.
Ngày nay cùng với thời gian sự phát triển của văn hóa âm nhạc Hàn Quốc đang dần trở thành xu thế và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đất nước. Chính vì vậy dòng nhạc từ đất nước này đang được quảng bá nhiều trong nước và xếp hạng cao đối với các bạn trẻ trên thế giới.
Có thể thấy rằng sức hút từ nền văn hóa âm nhạc Hàn Quốc đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc. Không chỉ vậy những địa điểm xuất hiện trong các video ca nhạc hot cũng trở thành sự quan tâm và mua sắm của những người hâm mộ âm nhạc Kpop. Điều này sẽ giúp quảng bá đất nước đến bạn bè toàn thế giới đồng thời thúc đẩy kinh tế phát triển tốt.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên bạn đọc đã có thêm thông tin tìm hiểu nền văn hóa âm nhạc Hàn Quốc. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.
Dân tộc Xơ Đăng được biết đến là một trong những dân tộc thiểu số…
Dân tộc Rục là một trong những nhóm dân tộc ít người nhất ở Việt…
Việt Nam được biết đến là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc…
Dân tộc Lào là một trong những dân tộc ít người sinh sống chủ yếu…
Dân tộc Hoa thuộc nhóm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu…
Việt Nam là quốc gia gồm 54 dân tộc anh em sống gắn bó, đoàn…