Từ xưa đến nay văn hóa ẩm thực Việt Nam đã được gìn giữ và phát triển cùng chiều dài lịch sử dân tộc. Tuy mỗi vùng miền sẽ có nét đặc trưng riêng nhưng chính điều này sẽ tạo ra toàn cảnh bức tranh về ẩm thực đa sắc màu. Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để thêm nhiều thông tin về văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Contents
Giới thiệu về văn hóa ẩm thực Việt Nam
Với mỗi nền văn hóa thì ẩm thực là một trong những phần không thể thiếu và đối với văn hóa ẩm thực Việt Nam không ngoại lệ và những món ăn này sẽ được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác ngoài ra luôn gìn giữ và phát huy các món ăn truyền thống và bảo tồn văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Việt Nam là đất nước nông nghiệp thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa và chia thành 3 miền Bắc – Trung – Nam bởi vậy mà nền ẩm thực cũng được chia thành 3 vùng với những đặc trưng riêng.
Đặc điểm về địa lý, dân tộc, văn hóa, khí hậu sẽ tạo nên đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng miền.
Ngoài những món ăn thì công thức chế biến, nguyên liệu thực phẩm chứa đựng nét văn hóa tự nhiên và được hình thành từ bên trong cuộc sống. Các món ăn Việt Nam đều được hài hòa về màu sắc, hương vị và sẽ tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn.
Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam
Thường những món ăn của người dân Việt Nam rất được coi trọng và cần đáp ứng đủ hai tiêu chí là ngon miệng, đẹp mắt. Tuy nhiên tất cả các thành phần nguyên liệu đều chứa nhiều dinh dưỡng như củ quả, rau thịt và được kết hợp nhuần nhuyễn nên tạo ra món ăn có sự kết hợp cả rau và thịt.
Chính điều này sẽ cho thấy văn hóa ẩm thực Việt Nam khác biệt rất lớn so với những ẩm thực ở nơi khác. Một số đặc trưng cơ bản của Việt Nam như:
Tính hòa đồng và đa dạng
Với đặc điểm dễ dàng tiếp thu văn hóa từ các dân tộc khác của người Việt Nam nên tạo ra nét đặc điểm nổi bật của ẩm thực từ Bắc đến Nam.
Đặc trưng ít mỡ
Những món ăn ở Việt Nam chủ yếu chế biến các nguyên liệu từ rau, củ, quả nên ít món ăn nấu ngập dầu và không nhiều thịt như những nước Phương Tây hay như người Hoa.
Hương vị đậm đà
Người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm hoặc kết hợp cùng với các gia vị khác để tạo nên món ăn đậm đà. Mỗi món ăn sẽ dùng nước chấm để phù hợp với hương vị.
Tính ngon và lành
Chính sự kết hợp giữa các món sẽ tạo nên nét đặc trưng không giống nhau giữa các vùng miền. Ví dụ những thực phẩm như ốc, vịt, có tính mát sẽ được chế biến kèm cùng với các loại gia vị có tính nóng như rau răm, gừng… Đây là nét đặc trưng cân bằng âm dương chỉ có tại Việt Nam.
Dùng đũa
Sử dụng đũa là nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam hầu hết mọi người sẽ sử dụng đũa trong các món như kho, xào, chiên, canh. Có trường hợp sử dụng cả đũa khi nướng và ít khi dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây.
Tính tập thể
Trong ẩm thực Việt Nam hầu hết mọi người đều dùng chung bát nước mắm hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát nước mắm chung đó.
Có tính hiếu khách
Người Việt thường có thói quen mời trước bữa cơm để thể hiện sự hiếu khách, tình cảm đối với mọi người trong bữa ăn.
Dọn thành mâm
Đó là thói quen tạo nên nét đặc trưng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam: dọn nhiều món ăn trong bữa lên cùng một lúc chứ không giống phương Tây ăn món nào dọn ra món đó.
Xem thêm:
- Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi nhận
- Tìm hiểu văn hóa âm nhạc Hàn Quốc
Văn hóa ẩm thực Việt Nam ba miền
Tuỳ theo từng vùng miền, ẩm thực sẽ có hương vị món ăn và cách thức chế biến không giống nhau. Một số nét đặc trưng cơ bản của nền văn hóa ẩm thực ba miền như:
- Miền Bắc: Đặc trưng khẩu vị miền Bắc khá đậm đà, chủ yếu sử dụng các gia vị như nước mắm, bột canh. Dùng nhiều các món rau, những loại thủy sản nước ngọt như cua, cá, trai, hến, tôm… Tinh hoa ẩm thực miền Bắc với các món ăn như bún chả, bún đậu, bánh cuốn Thanh Trì, cốm Vòng…
- Miền Trung: Đồ ăn miền Trung đặc trưng với vị cay nồng nhiều món ăn cay và màu sắc thiên về đỏ, nâu sậm. Miền Trung nổi tiếng với các loại mắm ruốc, mắm tôm chua…
- Miền Nam: Miền Nam sẽ có thiên hướng hảo vị chua ngọt do chịu nhiều sự ảnh hưởng từ ẩm thực Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia nên thường cho đường hoặc dùng nước cốt dừa trong món ăn. Nền ẩm thực của khu v ực miền Nam dùng đến nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ như cá, tôm, ốc biển, mắm bò hóc, mắm ba khía, mắm cá sặc…
Với nhiều du khách khi đến với Việt Nam ngoài việc du lịch còn là để trải nghiệm nền văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú, các món ăn được trang trí đẹp mặt, hương vị hấp dẫn từ đó sẽ hiểu thêm những nét đẹp trong văn hoá ẩm thực Việt Nam.
Với những thông tin ở trên có thể thấy rằng văn hóa ẩm thực Việt Nam sẽ có đặc trưng riêng của từng dân tộc, vùng miền nhưng tất cả đều mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực của dân tộc không thể xóa nhòa. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.