dan-toc-ruc

Khám phá những điểm đặc trưng của dân tộc Rục

Tin tức

Dân tộc Rục là một trong những nhóm dân tộc ít người nhất ở Việt Nam thuộc một nhánh của người Chứt sống chủ yếu ở vùng miền núi thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Người Rục có một số đặc điểm văn hóa và phong tục truyền thống độc đáo, nhiều bí ẩn.

Contents

Nguồn gốc của dân tộc Rục

Người Rục được cho là có liên quan đến nhóm dân tộc Chứt, một dân tộc thiểu số thuộc hệ ngôn ngữ Môn-Khmer. Dân tộc này từng sinh sống biệt lập, tự cung tự cấp trong các hang động trên các sườn núi cao ở vùng núi phía Tây Quảng Bình, gần biên giới Việt – Lào. Người Rục đã sinh sống biệt lập trong một thời gian dài tự cung tự cấp, không giao lưu nhiều với các cộng đồng bên ngoài. Họ chỉ mới định cư tại các bản làng từ sau năm 1959 khi họ được Nhà nước phát hiện và hỗ trợ định cư.

Trước đây, người Rục sống bằng săn bắt, hái lượm, trồng trọt lối sống chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên tự nhiên. Người Rục lần đầu tiên được biết đến do một số nhà nghiên cứu và cán bộ chính quyền Việt Nam phát hiện vào năm 1959 khi họ sống trong các hang đá ở Quảng Bình. Nhóm người này khi phát hiện rất nhút nhát, không mảnh vải che thân, chuyền cành nhanh như thú hoang. Sau nhiều tháng tiếp cận vận động, chính phủ đã giúp đỡ họ định cư ở các bản làng và bắt đầu biết đến là em út trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đầu năm 2013, dân tộc Rục được đưa vào danh sách 10 bộ lạc còn nhiều bí ẩn nhất thế giới khi có tập quán lạc hậu, săn bắt hái lượm nhưng cũng có những nét văn hóa đã từ lâu không tồn tại trong thế giới hiện đại.

dan-toc-ruc-1
Người Rục từng sinh sống trong hang đá, rừng sâu

Xem thêm: Dân tộc Hoa thuộc đối tượng ưu tiên nào?

Một số điểm đặc trưng của người Rục

Ngôn ngữ

Về ngôn ngữ người Rục thuộc nhóm Việt – Mường trong ngữ hệ Nam Á, ngôn ngữ vẫn giữ được nét đặc trưng riêng biệt, phản ánh lối sống biệt lập và phụ thuộc vào thiên nhiên. Ngôn ngữ của họ có nhiều đặc điểm độc đáo và khác biệt do sống ở vùng miền núi biệt lập, tuy nhiên, trong quá trình giao lưu văn hóa và hội nhập người Rục đã dần sử dụng được tiếng Việt phổ biến hơn.

Người Rục có nhiều nét tương đồng về văn hóa và phong tục với các nhánh khác của dân tộc Chứt. Họ cũng có quan hệ và ảnh hưởng văn hóa với các cộng đồng dân tộc khác ở vùng biên giới Việt – Lào

Tín ngưỡng và phong tục tập quán bí ẩn

Người Rục có tín ngưỡng và phong tục tập quán mang đậm nét nguyên thủy và bí ẩn như thờ cúng ma rừng, cúng tổ tiên. Họ cho rằng có sự hiện diện của các thế lực siêu nhiên và linh hồn của tổ tiên có thể ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và may mắn của từng thành viên gia đình. Các nghi lễ thờ cúng tổ tiên và các thần linh thiên nhiên như thần rừng, thần suối và những tập quán săn bắt, hái lượm đã phần nào thể hiện được đặc điểm văn hóa đặc thù của họ.

Một số phong tục, tín ngưỡng, và nghi lễ truyền thống của người Rục:

  • Nghi lễ cúng ma nhà được dân tộc Rục thực hiện khi gia đình gặp khó khăn hoặc bệnh tật, họ sẽ mời thầy cúng để làm lễ và xua đuổi tà ma.
  • Nghi thức đón năm mới của người Rục được chuẩn bị rất cầu kỳ mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc và là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Nghi thức đón năm mới của người Rục được tổ chức vào dịp cuối năm hoặc đầu năm âm lịch. Các nghi thức chính trong lễ đón năm mới của người Rục gồm lễ cúng thần linh và tổ tiên, lễ xua đuổi ma quỷ, giao lưu văn hóa cộng đồng, ăn món ăn truyền thống đặc trưng, làm từ các nguyên liệu tự nhiên. Trong lễ đón năm mới, người Rục chuẩn bị các món ăn truyền thống được xem như một phần quan trọng để thể hiện lòng thành kính với thần linh và tổ tiên.
  • Người Rục cũng có các phong tục nghi lễ riêng trong hôn nhân nhằm cầu mong cho đôi vợ chồng trẻ có cuộc sống hòa thuận, nhiều may mắn.
  • Tập quán sống cộng đồng đồng chặt chẽ, gắn bó.
  • Họ có nhiều nghi thức nhằm tôn kính thiên nhiên như cầu thần rừng đến nghi lễ cúng thần suối phản ánh sâu sắc văn hóa của người Rục. Nghi lễ “cúng ma rừng” của người Rục là một trong những nghi lễ mang tính huyền bí. Trong suy nghĩ của người Rục họ tin vào các thế lực siêu nhiên như ma quỷ, thần linh nên phải tổ chức lễ cúng để cầu mong sự bảo hộ. Các lễ cúng quan trọng thường diễn ra trong không gian thiêng liêng được thực hiện bởi những người có uy tín trong làng.
dan-toc-ruc-2
Đời sống của người Rục vẫn còn nhiều khó khăn

Xem thêm: Văn hóa đặc trưng của dân tộc Lào ở Việt Nam

Nhà cửa và sinh hoạt

Người Rục sinh sống trong các ngôi nhà nhỏ đơn sơ, dùng nguyên liệu tự nhiên như tre, nứa, lá cây hoặc trong các hang đá.

Kỹ năng sinh tồn tự nhiên

Người Rục có kỹ năng sinh tồn rất cao trong môi trường rừng núi vì có kinh nghiệm sống trong các hang đá và sử dụng biết cách săn bắt thú rừng, lấy mật ong, dược liệu.

Ẩm thực

Đặc điểm chính của ẩm thực người Rục tận dụng tối đa các loại nguyên liệu tự nhiên như rau rừng, măng, lá cây, và nấm rừng trong bữa ăn hàng ngày. Ẩm thực của người Rục thức chế biến đơn giản, phản ánh lối sống gần gũi với thiên nhiên.  Người Rục có thói quen ăn một số loại côn trùng như kiến vàng, dế và ấu trùng phản ánh mối liên kết mạnh mẽ giữa họ với thiên nhiên.

Sau thời gian được phát hiện và hỗ trợ định cư sang nơi ở mới, lối sống của dân tộc Rục đã dần thay đổi chuyển từ săn bắt, hái lượm sang sản xuất nông nghiệp. Tuy có sự hòa nhập nhưng nhiều nét văn hóa truyền thống vẫn được người Rục cố gắng giữ gìn.

Bài viết trên trang thông tin iced.edu.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những điểm văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán độc đáo của dân tộc Rục tại Việt Nam. Người Rục có lối sống được coi là “bí ẩn” do lối sinh hoạt khác biệt với dân tộc khác đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)