Dân tộc Hoa thuộc nhóm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu sống ở một số tỉnh miền Bắc và thành phố lớn như TP.HCM. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin để biết dân tộc Hoa thuộc đối tượng ưu tiên nào, thí sinh dân tộc Hoa có được cộng điểm ưu tiên không hãy xem thông tin đầy đủ trong bài viết này.
Contents
Nguồn gốc của dân tộc Hoa
Việt Nam là đất nước gồm có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử phát triển riêng tạo nên đất nước đa văn hóa. Trong các dân tộc tại Việt Nam có cả dân tộc Hoa. Dân tộc Hoa hay còn gọi là người Hoa, có nguồn gốc từ Trung Quốc và di cư đến nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm Việt Nam.
Trong lịch sử Việt Nam, người Hoa đã có mặt từ thời Bắc thuộc khi tình hình xã hội bất ổn nhu cầu mở rộng giao thương và tìm kiếm cơ hội kinh tế mới dân tộc Hoa đã di cư đến Việt Nam, họ định cư chủ yếu tại các khu vực TP. Hồ Chí Minh. Người Hoa có văn hóa và truyền thống phong tục của mình, nhưng cũng hòa nhập và đóng góp lớn vào kinh tế và văn hóa của Việt Nam đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh doanh, ẩm thực.
Các nhóm người Hoa ở Việt Nam được phân biệt theo ngôn ngữ và vùng gốc, bao gồm các nhóm Quảng Đông, Phúc Kiến, Tiều (Triều Châu), Hẹ (Khách Gia), Hải Nam, mỗi nhóm có nét đặc trưng riêng về văn hóa và phong tục.
Xem thêm: Đặc điểm đặc trưng của dân tộc Ê Đê sống tại Việt Nam
Dân tộc Hoa thuộc đối tượng ưu tiên nào?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, dân tộc Hoa thuộc nhóm đối tượng ưu tiên trong việc thi tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng cũng như được hưởng một số chính sách ưu tiên trong tuyển dụng công chức, giáo dục và chăm sóc y tế.
Theo quy định về đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có dân tộc Hoa, thuộc Nhóm ưu tiên 1 (UT1) hoặc Nhóm ưu tiên 2 (UT2) tùy theo khu vực sinh sống.
Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định:
– “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.
Tại Khoản 1 và Khoản 7 Điều 7 Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh như sau:
– Công dân VN là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú trong thời gian học THPT hoặc trung cấp trên 18 tháng tại khu vực 1 sẽ được hưởng ưu tiên theo đối tượng 01, cộng 02 điểm.
– Thí sinh người dân tộc thiểu số nhưng có hộ khẩu thường trú ở các khu vực còn lại sẽ được xếp vào đối tượng 06, cộng 01 điểm.
Từ quy định trên chúng ta có thể thấy dân tộc Hoa là dân tộc thiểu số khi thi Đại học sẽ được cộng điểm ưu tiên, tùy theo vùng đặc biệt khó khăn sẽ có mức ưu tiên cao hơn. Các chính sách này của pháp luật nhằm thúc đẩy sự bình đẳng và phát triển đồng đều cho các cộng đồng dân tộc thiểu số trên khắp cả nước trong việc tiếp cận cơ hội học tập, cải thiện đời sống. Mức cộng điểm ưu tiên sẽ không giống nhau đặc biệt là những khu vực khó khăn và vùng sâu vùng xa có thể từ 0.5 điểm đến 2 điểm tùy theo từng khu vực và điều kiện cụ thể.
Một số đặc điểm đặc trưng của dân tộc Hoa
Ngôn ngữ
Người Hoa chủ yếu sử dụng tiếng Hoa trong giao tiếp hàng ngày và có nhiều phương ngữ như Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ, Hải Nam, tùy thuộc vào gốc gác của từng nhóm. Chữ Hán vẫn được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo và văn hóa của người dân tộc Hoa.
Trang phục của người Hoa
Trang phục của người Hoa ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc thể hiện bản sắc và sự tôn trọng các giá trị truyền thống lâu đời. Trang phục của họ được thiết kế kỹ lưỡng, mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc được thể hiện rõ trong các dịp lễ hội, sự kiện quan trọng.
Đặc trưng trong trang phục người Hoa gồm:
- Áo Sườn Xám là loại áo truyền thống phổ biến của phụ nữ Hoa thường được làm từ lụa hoặc satin với hoa văn tinh tế có thiết kế ôm sát cơ thể, cổ cao, thường có đường xẻ ở tà áo thích hợp cho các dịp lễ hội và sự kiện trang trọng.
- Áo Đường Trang cho nam giới mang màu sắc tươi sáng như đỏ, xanh hoặc vàng là loại áo truyền thống được ưa chuộng, nhất là trong các dịp Tết Nguyên Đán.
- Trang phục trong các dịp lễ hội lớn như Tết Nguyên Đán, Trung Thu hay các lễ hội tín ngưỡng, người Hoa thường mặc trang phục truyền thống. Trang phục của người Hoa còn được kết hợp với các phụ kiện như vòng cổ, quạt tay, mũ lông có ý nghĩa cầu may mắn và sức khỏe. Ngoài ra, các trang phục múa lân, múa rồng sặc sỡ màu sắc cũng được người Hoa ưa chuộng.
- Trang phục cưới truyền thống, cô dâu thường mặc áo váy đỏ màu sắc mang ý nghĩa may mắn được trang trí bằng các họa tiết rồng phượng.
Xem thêm: Dân tộc Dao ở Việt Nam có mấy loại?
Tín ngưỡng và tôn giáo
Tín ngưỡng và tôn giáo của người Hoa tại Việt Nam chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo, và Khổng giáo. Tín ngưỡng của người là sự hòa quyện giữa nhiều yếu tố tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo. Họ coi trọng tín ngưỡng tâm linh tôn thờ các vị thần bảo hộ và tổ tiên đặc biệt là trong các ngày lễ lớn. Người Hoa ở Việt Nam cũng tổ chức các lễ hội truyền thống quan trọng như Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan,… để cầu mong an lành và thể hiện lòng thành kính với tổ tiên..
Ẩm thực
Ẩm thực của người Hoa ở Việt Nam có sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa Trung Hoa và phong cách ẩm thực Việt Nam. Các món ăn đặc trưng như dim sum, vịt quay, xá xíu, hủ tiếu, bánh bao, cơm chiên Dương Châu,…được người Hoa mang đến và phát triển tại Việt Nam.
Trên đây trang Iced.edu.vn đã chia sẻ thông tin để bạn đọc được biết dân tộc Hoa thuộc đối tượng ưu tiên nào, thí sinh dân tộc Hoa có được cộng điểm ưu tiên hay không. Tuy số dân không nhiều nhưng dân tộc Hoa cũng nằm trong 54 dân tộc anh em của Việt Nam, có đóng góp đáng kể vào nền văn hóa Việt Nam nhất là lĩnh vực ẩm thực, lễ hội truyền thống.