Văn hóa an toàn doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động – yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu văn hóa an toàn là gì qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
An toàn lao động tại nơi làm việc có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động – yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vần phải xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Có thể nói Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc là một bộ phận không thể tách rời của Văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng tốt văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp là yêu cầu không thể thiếu, quá trình này đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn và sâu sắc của người đứng đầu doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Văn hóa Nhật Bản
An toàn vệ sinh lao động là lĩnh vực đặc thù có sự kết hợp giữa nội dung chính sách đối với người lao động và các quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn, vệ sinh trong quá trình lao động. Để xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc cần phải quan tâm và chú trọng đến xây dựng văn hóa an toàn của mỗi cá nhân và văn hóa của cả công ty.
Văn hóa an toàn của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: nghề nghiệp, quốc gia, vùng miền,… Trong phạm vi nghề nghiệp văn hóa an toàn cá nhân được củng cố trước hết bởi những chính sách về an toàn chung của công ty, yêu cầu ứng xử an toàn với mỗi thành viên, mỗi chiến dịch, chương tình đào tạo.
Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc là xây dựng các nội dung phải thực hiện để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ. Xây dựng ý thức, tác phong và thói quen làm việc an toàn; xây dựng các quy tắc, chuẩn mực ứng xử của các thành viên, nhân viên liên quan và tham gia quá trình lao động sản xuất đối với các quy định nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn lao động.
Xem thêm: Văn hóa học
Để xây dựng và hình thành được văn hóa an toàn lao động tại doanh nghiệp mang tính phòng ngừa, ngoài việc đòi hỏi phải tận dụng tất cả các phương tiện sẵn có nhằm nâng cao những hiểu biết, kiến thức và nhận thức chung về các nguy cơ, rủi ro cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát chúng. Doanh nghiệp và người lao động còn phải nâng cao nhận thức về pháp luật, chính sách trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động.
Tăng cường củng cố, ổn định bộ máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động về số lượng. Từng bước nâng cao chất lượng, tạo điều kiện để cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động được đào tạo nâng cao. Phân công, phân cấp rõ ràng trong công tác AT-VSLĐ, phổ biến để đảm bảo từng cán bộ quản lý đều nắm rõ được nhiệm vụ của mình. Nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động qua tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo an toàn lao động, bồi dưỡng kiến thức AT-VSLĐ cho người lao động. Cải thiện điều điều kiện lao động, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Xây dựng chế tài nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động, xử lý vi phạm, tổ chức điều hành sản xuất, khoa học, hợp lý, khắc phục các tồn tại trong thiết kế, thi công. Lấy kỹ thuật cơ bản làm then chốt và lựa chọn các công nghệ, thiết bị phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia.
Văn hóa an toàn nơi làm việc còn được thể hiện thông qua thái độ của người lao động đối với việc chấp hành các quy trình, quy định về an toàn lao động, thái độ với việc xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc của người sử dụng lao động
Dân tộc Xơ Đăng được biết đến là một trong những dân tộc thiểu số…
Dân tộc Rục là một trong những nhóm dân tộc ít người nhất ở Việt…
Việt Nam được biết đến là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc…
Dân tộc Lào là một trong những dân tộc ít người sinh sống chủ yếu…
Dân tộc Hoa thuộc nhóm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu…
Việt Nam là quốc gia gồm 54 dân tộc anh em sống gắn bó, đoàn…