Giáo dục

Tìm hiểu những quy định trong đào tạo hệ văn bằng 2 chính quy

Hiện nay, có nhiều người vẫn chưa nắm rõ các quy định trong đào tạo hệ văn bằng 2 chính quy. Vậy hãy đọc bài viết dưới để tìm hiểu những thông tin cơ bản về hệ đào tạo này nhé.

Contents

Văn bằng 2 chính quy là gì?

Văn bằng 2 chính quy là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo của ngành mới, có đủ điều kiện để công nhận tốt nghiệp. Mục đích của việc đào tạo văn bằng 2 là đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để có thể thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Văn bằng 1 chính là tấm bằng được cho người học cấp sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo hệ chính quy của các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT. Thời gian đào tạo hệ chính quy là 3 năm đối với trình độ cao đẳng và 4 – 5 năm với đại học. Trong khi hệ văn bằng 2 thường học khoảng trong khoảng 2 – 2.5 năm. Ở nước ta có hai hình thức đào tạo văn bằng 2 phổ biến đó là:

  • Hệ không chính quy: Học theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn.
  • Hệ chính quy: Học tập trung liên tục tại trường.

Hiện nay, nhiều bạn trẻ học các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng… ra trường thường bị thất nghiệp do các ngành này hiện đang thừa nguồn nhân lực. Vì vậy, để tìm con đường khác, có một số người đã học thêm một ngành văn bằng 2. Việc học thêm một ngành mới sẽ giúp các bạn củng cố thêm kiến thức một ngành khác để hỗ trợ tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.

Hệ văn bằng 2 chính quy được nhiều người lựa chọn học tập

Điều kiện học văn bằng 2 chính quy

Hiện có nhiều trường tuyển sinh văn bằng 2 cao đẳng Dược và các ngành khác với điều kiện khá đơn giản. Các bạn cần phải đáp ứng được điều kiện như sau:

  • Thí sinh đã tốt nghiệp và có một bằng đại học, cao đẳng đạt kết quả từ loại Khá trở lên (Báo chí, Sư phạm, Kế toán, Du lịch, cao đẳng y dược…)
  • Thí sinh là công dân Việt Nam, có sức khỏe để theo học hết chương trình đào tạo hệ văn bằng 2 chính quy.
  • Thí sinh có phẩm chất đạo đức tốt và không thuộc đối tượng đang trong thời gian thi hành án hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Nộp đầy đủ và đúng hạn hồ sơ, đạt đủ tiêu chuẩn đăng ký học theo quy định của trường.

Các trường hợp được miễn thi văn bằng 2 

Việc miễn thi văn bằng 2 chính quy áp dụng với các trường hợp sau:

  • Đã có bằng đại học, cao đẳng hệ chính quy đăng ký học ngành đào tạo mới hệ chính quy hoặc không chính quy trong cùng nhóm ngành và tại chính trường đã học và tốt nghiệp.
  • Đã có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy nhóm ngành khoa học tự nhiên đăng ký vào học ngành mới hệ không chính quy thuộc nhóm ngành: kinh tế, ngoại ngữ, kỹ thuật, công nghệ.
  • Đã có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính quy thuộc nhóm ngành kinh tế, ngoại ngữ.

Nếu không thuộc các trường hợp trên và muốn đăng ký học văn bằng 2 chính quy thì bạn cần phải thi 02 môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành đào tạo thứ 2. Môn kiểm tra, nội dung và hình thức kiểm tra do hiệu trưởng quy định và thông báo cụ thể. Trong trường hợp số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển vượt quá chỉ tiêu đào tạo được giao thì hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc kiểm tra để tuyển đủ chỉ tiêu.

Thời gian đào tạo hệ văn bằng 2 chính quy được rút ngắn

Bằng tốt nghiệp văn bằng 2 được quy định như thế nào? 

Tùy thuộc vào hình thức đào tạo mà bạn theo học, quy định về hình thức thi và cấp bằng tốt nghiệp như sau:

  • Đối với hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ): Người học thực hiện các quy định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và xét công nhận tốt nghiệp theo quy chế của hệ không chính quy. Nếu đủ điều kiện tốt nghiệp sẽ được cấp bằng thứ hai theo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ).
  • Đối với hình thức tập trung liên tục tại trường: Người học thực hiện đầy đủ các quy định về thi tuyển sinh, học lý thuyết, thực hành, bài tập, khóa luận, làm đồ án, làm luận văn hoặc thi cuối khoá và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo quy chế của hệ chính quy. Nếu đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp như hệ chính quy thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp hệ chính quy.
  • Đối với hình thức từ xa, tự học có hướng dẫn: Người học thực hiện các quy định về thi, kiểm tra và kết quả học tập theo quy chế đối với hình thức này. Nếu đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp sẽ được cấp bằng tốt nghiệp theo hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn.

Văn bằng 2 có giá trị không?

Hệ văn bằng 2 cũng sẽ đào tạo cho người học những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành theo một chương trình giống như hệ chính quy. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo này dành cho những người đã tốt nghiệp một trường đại học hoặc cao đẳng trước đó nên sẽ tập trung học những môn chuyên ngành và giảm tải các môn đại cương. Do đó, người học cũng sẽ đảm bảo được những kiến thức và kỹ năng để thực hành nghề nghiệp.

Theo quy định hiện nay, trên văn bằng đại học, cao đẳng không còn bắt buộc ghi hình thức đào tạo chính quy, vừa làm vừa học hay đào tạo từ xa, đồng thời cũng không ghi xếp loại tốt nghiệp trên đó. Chính vì vậy, một tấm bằng hệ chính quy với hệ văn bằng 2 đều có giá trị sử dụng tương đương. Với tấm bằng này, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề khó xin việc và có thể công tác tại các đơn vị tuyển dụng ngành nghề theo học.

Tổng

Rate this post
Đăng Khoa

Share
Published by
Đăng Khoa

Recent Posts

Những bản sắc truyền thống độc đáo của dân tộc Xơ Đăng

Dân tộc Xơ Đăng được biết đến là một trong những dân tộc thiểu số…

3 tuần ago

Khám phá những điểm đặc trưng của dân tộc Rục

Dân tộc Rục là một trong những nhóm dân tộc ít người nhất ở Việt…

3 tuần ago

Dân tộc thiểu số gồm những dân tộc nào?

Việt Nam được biết đến là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc…

3 tuần ago

Văn hóa đặc trưng của dân tộc Lào ở Việt Nam

Dân tộc Lào là một trong những dân tộc ít người sinh sống chủ yếu…

3 tuần ago

Dân tộc Hoa thuộc đối tượng ưu tiên nào?

Dân tộc Hoa thuộc nhóm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu…

3 tuần ago

Đặc điểm đặc trưng của dân tộc Ê Đê sống tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia gồm 54 dân tộc anh em sống gắn bó, đoàn…

3 tuần ago