Đời sống

Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi nhận

Đến nay Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh 15 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu danh sách di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận.

Contents

Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi nhận

Nhã nhạc cung đình Huế 

Đây là một loại hình âm nhạc trong cung đình thời phong kiến và thường được trình diễn trong các dịp tế lễ, sự kiện trọng đại, tiếp đón sứ thần, đăng quang của nhà vua…

Xuất hiện từ thế kỷ XIII đến thời nhà Nguyễn là thời kỳ phát triển nhất của nhã nhạc cung đình Huế.

Đến 7/11/2023 UNESCO công nhận nhã nhạc cung đình Huế là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Trên địa bàn các tỉnh: Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng là nơi không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được phát triển.

Trong cuộc sống của người dân Tây Nguyên cồng chiêng có gắn bó mật thiết và diễn ra hầu hết trong tất cả các sự kiện quan trọng như lễ  cưới, trẻ sơ sinh, lễ đâm trâu…

Vào ngày 25/11/2005 UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Dân ca quan họ Bắc Ninh

Ở những vùng Đồng bằng Bắc Bộ  trong đó vùng Bắc Ninh, Bắc Giang là những nơi xuất hiện làn điệu dân ca hát đối đáp giữa nam và nữ nhằm thể hiện tình cảm, tình yêu qua các câu hát mộc mạc.

Ngày 30/9/2009, UNESCO công nhận Dân ca quan họ Bắc Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Dân ca quan họ Bắc Ninh

Ca trù

Ca trù hay còn gọi là hát ả đào sẽ có vị trí rất đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống của Việt Nam và xuất hiện nhiều trong các lễ hội lớn, phong tục, văn chương, tín ngưỡng.

Từ đầu thế kỷ XX loại hình nghệ thuật này đã được phổ biến trong đời sống văn hóa Việt Nam.

Ngày 1/10/2009, UNESCO đã công nhân ca trù là danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn khẩn cấp.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc 

Hội Gióng là lễ hội được tổ chức tại đền Phù Đổng và đền Sóc Hà Nội bởi gắn liền với truyền thuyết làng Phù Đổng có một cậu bé được sinh ra một cách kỳ lạ.

Lễ hội này được diễn ra vào ngày 7 đến 9 tháng 4 hàng năm tại nơi Thánh Gióng sinh ra ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Lễ hội Gióng ở đền Sóc tổ chức vào ngày 6 – 8 tháng 1 âm lịch  tại nơi Thánh Gióng cưỡi về trời tại xã Phù Linh, huyện Sóc  Sơn.

Ngày 16/11/2010, UNESCO chính thức ghi nhận Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hát Xoan

Hát Xoan là hình thức hát thờ các vua Hùng và  trở thành nét sinh hoạt độc đáo của  nhân dân Phú Thọ.

Ngày 24/11/2011, UNESCO ghi nhận hát xoan vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Tuy nhiên đến ngày 8/12/2017 UNESCO đã đưa hát xoan ra khỏi danh sách di sản văn hóa cần được bảo vệ khẩn cấp và ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 

Nhằm thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ của dân tộc từ hàng nghìn năm qua người Việt Nam đã sáng tạo, lưu truyền tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.  Minh chứng cho điều đó là tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương  vào ngày 10/3 hàng năm.

Ngày 6/12/2012, UNESCO ghi danh Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đờn ca tài tử Nam Bộ

Đây là loại hình dân gian đặc trưng tại vùng Nam Bộ và phát triển từ cuối thế kỷ XIX. Nghệ thuật này liên tục được sáng tạo nhờ tính ngẫu hứng và biến hóa theo cảm xúc từ những bài thực hành trên cơ sở của 20 bài gốc và 72 bản nhạc cổ.

Ngày 5/12/2013, UNESCO ghi danh đờn ca tài tử Nam Bộ vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh 

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đều là hai lối hát  dân ca không  sử  dụng nhạc đệm xuất hiện ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được lưu truyền trong quá trình lao động, gắn liền với đời sống sinh hoạt.

Ngày 27/11/2014, UNESCO chính thức ghi danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghi lễ và trò chơi kéo co

Trong văn hóa trồng lúa ở nhiều nước Đông Á thì nghi lễ trò chơi kéo co có ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Tại Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co được tập trung hầu hết ở những vùng trung du, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ở nhiều nơi khác thuộc vùng núi Phía Bắc.

Ngày 2/12/2015, UNESCO ghi danh Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo.

Kể từ thế kỷ XVI tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ trở thành nơi sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng  sâu rộng trong đời sống xã hội, tâm thức của nhiều người dân Việt Nam.

Ngày 1/12/2016, UNESCO chính thức ghi danh di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ

Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam ra đời nhằm mục đích liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy và xuất hiện ở các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng.

Ngày 7/12/2017, UNESCO chính thức ghi danh Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái 

Đây là loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp như múa, ca, nhạc, diễn trò và  đây là nghi lễ tâm linh của dân tộc người Nùng, Tày, Thái.

Ngày 13/12/2019, UNESCO chính thức ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái chính thức được UNESCO vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghệ thuật xòe Thái

> Xem thêm:

Nghệ thuật Xòe Thái 

Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc và có vị trí quan trọng trong đời sống của dân tộc người Thái ở các tỉnh Tây Bắc như Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Điện Biên.

Tháng 12/2021, UNESCOK đã chính thức ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm 

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm tại làng Bàu Trúc Ninh Thuận tồn tại từ cuối thế kỷ XII. Cho đến nay thì làng gốm nơi đây là một trong những làng gốm cổ  ở Đông Nam Á còn giữ lại cách sản xuất gốm thô sơ.

Ngày 29/11/2022, UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên bạn đọc đã có thêm thông tin tìm hiểu nền Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi nhận. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Rate this post
Mai

Share
Published by
Mai

Recent Posts

Những bản sắc truyền thống độc đáo của dân tộc Xơ Đăng

Dân tộc Xơ Đăng được biết đến là một trong những dân tộc thiểu số…

1 tháng ago

Khám phá những điểm đặc trưng của dân tộc Rục

Dân tộc Rục là một trong những nhóm dân tộc ít người nhất ở Việt…

1 tháng ago

Dân tộc thiểu số gồm những dân tộc nào?

Việt Nam được biết đến là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc…

1 tháng ago

Văn hóa đặc trưng của dân tộc Lào ở Việt Nam

Dân tộc Lào là một trong những dân tộc ít người sinh sống chủ yếu…

1 tháng ago

Dân tộc Hoa thuộc đối tượng ưu tiên nào?

Dân tộc Hoa thuộc nhóm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu…

1 tháng ago

Đặc điểm đặc trưng của dân tộc Ê Đê sống tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia gồm 54 dân tộc anh em sống gắn bó, đoàn…

1 tháng ago