Đời sống

Thực hư người Tà Mun là dân tộc thứ 55 của Việt Nam

Tộc người Tà Mun không có tên trong 54 dân tộc VN, nhưng một số công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đều có đề cập đến nhóm người này. Vậy dân tộc thứ 55 của Việt Nam có phải là dân tộc Tà Mun? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Dân tộc thứ 55 của Việt Nam là dân tộc nào?

Cộng đồng người Tà Mun hiện sống chủ yếu ở 2 tỉnh Tây Ninh và Bình Phước với dân số gần 3.000 người. Bình Phước có 234 hộ với 1.143 nhân khẩu chủ yếu ở Dóc 5, xã Tận Hiệp, huyện Hớn Quản. Còn ở Tây Ninh người Tà Mun có khoảng hơn 1.680 người, sống rải rác ở các huyện Dương Minh Châu, Tân Châu, Tân Biên, và thị xã Tây Ninh.

Theo một số nghiên cứu, cộng đồng người Tà Mun ở Bình Dương và Tây Ninh có quan hệ họ hàng mật thiết với nhau. Người Tà Mun sống cộng cư theo sóc, bum và đứng đầu là các già làng. Phần lớn đồng bào sống bằng nghề làm thuê, làm mướn theo mùa vụ, một số ít có làm nương rẫy… nhìn chung đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn.

Dân tộc thứ 55 của Việt Nam

Về phong tục tập quán, cơ cấu xã hội người Tà Mun sống theo chế độ mẫu hệ, nhưng ngày nay gần như không còn,  mặc dù vậy chế độ gia đình theo phụ hệ vẫn chưa được xác lập.

Tết của người Tà Mun được gọi là Saunco-Khamun bắt đầu từ 30.8 đến 1.9 Âm lịch. Đây là Tết lớn nhất của dân tộc, giống như tết cổ truyền của người kinh. Ngoài ra người Tà Mun còn có lễ cũng miễu một năm 2 lần vào 16.5 (cúng mùa) và 16.11 (thu hoạch mùa) hàng năm. Về tín ngưỡng, phần lớn người Tà Mun hiện đều theo đạo Cao đài Tây Ninh.

Khi được hỏi về nguồn gốc của mình, già làng Lâm Bế (72 tuổi) ấp Tân Định 2, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh trăn trở: vì không có chữ viết nên chỉ nghe người già kể lại người Tà Mun ở Tây Ninh có gốc là người Tà Mun ở Bình Phước, còn cụ thể không biết ở đâu.

Vấn đề xác định dân tộc Tà Mun hiện đang được tiến hành nghiên cứu

Xem thêm: 

Mặc dù vậy nhưng người Tà Mun hiện vẫn giữ được ngôn ngữ của riêng mình trong giao tiếp hàng ngày, giữ được ngày tết, cũng như một số tập tục khác. Tuy nhiên nhiều bài ca, nhạc cụ như trống làm bằng đất sét bịt da trăn, đàn gáo, đàn môi, tiêu thì nay không còn nữa vì không ai biết làm. Đồng thời khẳng định người Tà Mun, người Stiêng, người Châu Ro khác nhau hoàn toàn.

Trong khi chờ xác minh tộc danh xem người Tà Mun có phải là dân tộc thứ 55 trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam hay không thì hiện nay người Tà Mun ở miền Đông Nam Bộ đang phải đối mặt với nguy cơ mất dần các truyền thống, văn hóa của dân tộc mình.

Vấn đề xác định dân tộc có phải Tà Mun là dân tộc thứ 55 của Việt Nam không hiện đang được tiến hành nghiên cứu, rà soát rất thận trọng. Trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục khảo sát đối với 24 nhóm dân tộc có ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước… Nếu có cơ sở khoa học xác định đúng là dân tộc Tà Mun thì sẽ trình Chính Phủ và Quốc hội.

5/5 - (1 bình chọn)
Huệ

Share
Published by
Huệ

Recent Posts

Những bản sắc truyền thống độc đáo của dân tộc Xơ Đăng

Dân tộc Xơ Đăng được biết đến là một trong những dân tộc thiểu số…

6 ngày ago

Khám phá những điểm đặc trưng của dân tộc Rục

Dân tộc Rục là một trong những nhóm dân tộc ít người nhất ở Việt…

6 ngày ago

Dân tộc thiểu số gồm những dân tộc nào?

Việt Nam được biết đến là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc…

6 ngày ago

Văn hóa đặc trưng của dân tộc Lào ở Việt Nam

Dân tộc Lào là một trong những dân tộc ít người sinh sống chủ yếu…

1 tuần ago

Dân tộc Hoa thuộc đối tượng ưu tiên nào?

Dân tộc Hoa thuộc nhóm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu…

1 tuần ago

Đặc điểm đặc trưng của dân tộc Ê Đê sống tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia gồm 54 dân tộc anh em sống gắn bó, đoàn…

1 tuần ago