Trung Quốc là đất nước có lịch sử ngàn năm, trải qua nhiều triều đại. Mà mỗi triều đại lại có một nét văn hóa, trang phục riêng đặc trưng. Dưới đây là y phục cổ trang Trung Quốc đặc trưng cho từng triều đại mà Trung Quốc đã trải qua.
Contents
Tần Thủy Hoàng là ông vua nổi tiếng nhất thời nhà Tần, người đã đứng lên thống nhất 6 nước riêng lẻ thành 1 đế quốc hùng manh. Do đó, văn hóa lẫn trang phục thời nhà Tần có sự trộn lẫn, không thống nhất và ảnh hưởng nhiều từ các triều đại trước.
Điểm đặc trưng nổi bật nhất trong quần áo cổ trang Trung Quốc thời Tần là trang phục có màu đen rất được ưa chuộng. Đối với tầng lớp quý tộc, y phục cổ trang trung quốc thời đó có màu đỏ làm màu chủ đạo, quần áo nữ thì có màu sắc thanh nhã, nhẹ nhàng hơn.
Y phục cổ trang Trung Quốc thời Hán là một phần rất quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Trang phục chủ yếu trong triều đại này là gồm quần và váy được may lại váy nhau thành kiểu dáng quần áo 1 mảnh, được thắt bằng những sợi dây mảnh chứ không dùng cúc áo.
Việc sử dụng dây mảnh tạo tạo cho người thoải mái khi mặc và nó có thể điều chỉnh tùy theo thân thể từng người. Trang sức thời Hán cũng rất đặc biệt, lung linh nhưng không đồ sộ, tạo cho người phụ nữ thời Hán một vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy nhưng không quá thô tục.
Y phục cổ trang Trung Quốc thời Đường có bước ngoặt lớn về thiết kế và kiểu dáng. Các thời đại trước và sau thời Đường đều theo kiểu thiết kế kín cổng cao tường thì tại thời đường có thiết kế theo kiểu ‘nửa kín nửa hở’’, được nhận xét là quyến rũ nhất trong tất cả quần áo cổ trang Trung Quốc.
Khác với triều đại trước chỉ có màu đen, trắng, đỏ làm chủ, tone chủ đạo trong trang phục thời Đường rất tươi sáng, rực rỡ. Trang phục của vua và hoàng hậu có màu vàng kim làm màu chủ đạo.
Y phục cổ trang Trung Quốc nữ thời Đường là áo khoác ngắn, tay áo nhỏ với chân váy hẹp. Trên thắt lưng có một dây đai thắt ngang. Kết hợp với nó là dải lụa dài khoảng 2m vắt qua vai luồn vào 2 cánh tay tạo cảm giác mềm mại, uyển chuyển cho người phụ nữ. Bên cạnh đó là trang sức rất bắt mắt tạo điểm nhấn cho trang phục.
Trang phục nhà Minh có phần cổ áo khá giống với trang phục nhà Nguyên nhưng đã được cách tân làm mới. Có một số bộ trang phục thời Minh nhìn khá giống với trang phục Hanbok Hàn Quốc nên nhiều người tưởng rằng trang phục nhà Minh mượn ý tưởng. Nhưng đây chỉ là hiểu lầm, trang phục nhà Minh chỉ cách tân các bộ trang phục thời trước sao cho phù hợp nhất.
Đây là lần thứ 2 Trung Quốc cổ đại bị xâm lược dẫn tới sự thay đổi lớn về trang phục và kiểu tóc. Vì muốn thu phục dân tộc Hán nên nhà Thanh đã lấy trang phục nhà Minh làm quốc phục.
Tone màu chủ đạo là các màu tươi sáng riêng vua với hoàng hậu có tone màu vàng kim hoặc đen làm chủ đạo. Kiểu tóc ở triều đại Mãn Thanh cũng rất khác biệt, nam giới thì cạo nửa đầu trước, nửa sau thì để thắt bím tóc dài, phụ nữ thì đội mũ bát kỳ.
Trang phục triều đại thường là những bộ trang phục với ống tay ngắn hẹp với phong cách thanh mảnh được cắt thẳng từ trên xuống dưới và có các nút thắt ngay trước mặt và không có thắt lưng. Cổ áo thường được thiết kế theo cổ tròn hoặc cổ vuông. Trang sức dành cho tầng lớp quý tộc thường được thiết kế tinh xảo có màu vàng kim trông rất bắt mắt.
Trên đây là đặc điểm y phục cổ trang Trung Quốc theo từng triều đại. Mong đã mang lại thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Dân tộc Xơ Đăng được biết đến là một trong những dân tộc thiểu số…
Dân tộc Rục là một trong những nhóm dân tộc ít người nhất ở Việt…
Việt Nam được biết đến là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc…
Dân tộc Lào là một trong những dân tộc ít người sinh sống chủ yếu…
Dân tộc Hoa thuộc nhóm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu…
Việt Nam là quốc gia gồm 54 dân tộc anh em sống gắn bó, đoàn…