Đời sống

Những đặc điểm chính của dân tộc Tà Ôi

Sinh sống lâu đời trên trên dải Trường Sơn, dân tộc Tà Ôi vẫn lưu giữ được văn hoá truyền thống đặc sắc và những phong tục lâu đời. Bài viết hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu những đặc điểm chính của dân tộc Tà Ôi nhé.

Đặc điểm của dân tộc Tà Ôi

Dân tộc Tà Ôi còn có tên gọi là Ta uôih hay Ta uốt, cộng đồng dân tộc Tà Ôi ở Việt Nam gồm có 3 nhóm: Nhóm Tà Ôi chính dòng, nhóm Pa Kô và nhóm Pa Hi. Theo điều tra dân số Việt Nam năm 2019, dân tộc Tà Ôi có 52.356 người, sinh sống chủ yếu ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, huyện A Lưới và Phong Điền của tỉnh Thừa Thiên – Huế, một số đồng bào sinh sống tại tỉnh Quảng Bình.

Nguồn kinh tế chủ yếu của đồng bào Tà Ôi từ làm nương rẫy (canh tác theo lối cổ truyền: Phát – cốt – đốt – trỉa), riêng người Pa hi vì sống ở các ngã ba sông vùng chân núi nên có làm ruộng, có thu nhập hoa lợi trên vườn. Ngoài ra, đồng bào Tà Ôi còn có truyền thống chăn nuôi gia súc trâu, bò, dê, lợn,…

Dân tộc Tà Ôi sống ở đâu

Hiện nay, ở mỗi làng dân tộc Tà Ôi gồm người của nhiều dòng họ khác nhau, mỗi dòng họ sống trong một hay nhiều ngôi nhà, mỗi nhà có một người đứng đầu. Những người đứng đầu nhà dài đó họp thành bộ máy tự quản cổ truyền quản lý các công việc chung của cả làng. Làng là đơn vị tổ chức xã hội cơ bản và tự quản trong xã hội cổ truyền.

Nhà truyền thống của người Tà Ôi là loại nhà sàn dài, trước kia dài có khi hàng trăm mét, gồm nhiều cặp vợ chồng cùng các con (gọi là “bếp”). Giữa các bếp trong làng thường có quan hệ bà con thân thuộc với nhau. Mái nhà uốn tròn ở 2 đầu hồi, trên đỉnh dốc có khau cút nhô lên. Trong nhà, mỗi “bếp” (gia đình riêng) đều có buồng sinh hoạt riêng.

Trang phục của dân tộc này là nữ mặc váy ống loại ngắn và áo, hoặc váy loại dài che luôn cả từ ngực trở xuống, có nơi dùng thắt lưng sợi dệt, nam quấn khố mặc áo, thường hay ở trần. Tục cà răng, xăm trên da và đeo trang sức làm căng rộng lỗ xâu ở dái tai chỉ còn số ít ở các cụ già.

Trang phục của dân tộc Tà Ôi

Xem thêm: 

Dân tộc Tà Ôi trước kia sống tách biệt, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhất là nhóm người Pa Kô. Cuộc sống du canh, du cư dựa vào săn bắt và hái lượm, sống một mình giữa rừng sâu, có đời sống văn hóa lạc hậu, chất lượng cuộc sống thấp… Sau này, nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ, họ đã ra khỏi rừng sâu lập làng, lập bản hòa nhập cộng đồng về mọi mặt, nhất là trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, dân tộc Tà Ôi thuận lợi giao lưu với nhiều dân tộc anh em khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong đó có nhiều hoạt động văn hoá đã diễn ra tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô – Sơn Tây – Hà Nội), nổi bật trong các hoạt động này là Lễ đặt tên họ Bác Hồ.

Hiện nay, những giá trị tốt đẹp của dân tộc Tà Ôi tiếp tục lan toả, cùng góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trước các nền văn hoá thế giới.

Rate this post
Huệ

Share
Published by
Huệ

Recent Posts

Những bản sắc truyền thống độc đáo của dân tộc Xơ Đăng

Dân tộc Xơ Đăng được biết đến là một trong những dân tộc thiểu số…

6 ngày ago

Khám phá những điểm đặc trưng của dân tộc Rục

Dân tộc Rục là một trong những nhóm dân tộc ít người nhất ở Việt…

6 ngày ago

Dân tộc thiểu số gồm những dân tộc nào?

Việt Nam được biết đến là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc…

6 ngày ago

Văn hóa đặc trưng của dân tộc Lào ở Việt Nam

Dân tộc Lào là một trong những dân tộc ít người sinh sống chủ yếu…

7 ngày ago

Dân tộc Hoa thuộc đối tượng ưu tiên nào?

Dân tộc Hoa thuộc nhóm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu…

1 tuần ago

Đặc điểm đặc trưng của dân tộc Ê Đê sống tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia gồm 54 dân tộc anh em sống gắn bó, đoàn…

1 tuần ago